Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 CTST bài 6 : Ôn tập văn bản Tôi đi học
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 bài 6 : Ôn tập văn bản Tôi đi học sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
ÔN TẬP VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Dòng “sông đen” mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực đặc thù:
- Kể và tóm tắt được cốt truyện, sự việc chính của văn bản.
- Ý nghĩa của văn bản, cách cảm nhận thế giới tự nhiên của nhân vật trong câu chuyện.
3.Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hào nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
- b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS hoạt động Du hành xuống đáy biển
- c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời và chia sẻ của HS.
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV chiếu cho HS lắng nghe bài hát “Ngày đầu tiên đi học” để khơi gọi cảm xúc về ngày đầu tiên đến trường của HS và đặt câu hỏi gợi mở:
+ Em có nhớ về ngày đầu tiên đi học như thế nào không?
+ Cảm xúc khi ấy của em ra sao?
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Kỉ niệm là những điều mà ta luôn ghi nhớ mãi trong tim. Và chắc chắn rằng, trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên. Kỉ niệm ấy luôn thật êm diu, trong trẻo, những cũng thật sâu lắng và ngọt ngào. Những thứ cảm xúc đó đã được nhà văn Thanh Tịnh ghi lại một cách hết sức xúc động, truyền cảm trong văn bản Tôi đi học và cũng chính là bài học mà hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu. Chúng ta hãy cùng nhau trở lại cảm giác buổi đầu đi học qua văn bản nhé!
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về truyện.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
I. Tìm hiểu tác giả tác phẩm - GV yêu cầu HS tìm hiểu và giới thiệu về tác giả, tác phẩm như đã chuẩn bị ở nhà. - Trình bày bố cục tác phẩm Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2: Củng cố kiến thức bài học - HS trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học: + Những hình ảnh nào đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? + Những kỉ niệm đó được nhà văn diễn tả theo trình tự nào? + Nêu tác dụng của những phép so sánh dùng để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi”. + Em có cảm nhận gì về tâm trạng, cảm xúc ấy của nhân vật tôi? + Tìm những hình ảnh miêu tả khung cảnh sân trường hiện ra trước mắt nhân vật tôi. + So sánh với khung cảnh trường ngày trước và ngày hôm nay nhân vật tôi đến thăm. + Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh các cô cậu học trò khác qua lời kể của nhân vật tôi. Khi vào lớp học, tâm trạng của nhân vật “tôi” thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi ấy? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, suy nghĩ để tổng kết bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.
|
1. Tác giả - Tên: Thanh Tịnh. - Tên khai sinh: Trần Văn Ninh - Năm sinh – năm mất: 1911 – 1988. - Quê quán: Gia Lạc, ven sống Hương, ngoại ô thành phố Huế - Thể loại sáng tác: thơ ca, truyện ngắn. - Phong cách bài chỉnh luận: toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo. - Tác phẩm tiêu biểu: Hậu chiến trường (1937), Quê mẹ (1941), Ngậm ngải tìm trầm (1943),… 2. Tác phẩm - In trong tập truyện ngắn “Quê mẹ” (1947) 3.Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “lướt ngang trên ngọn núi”: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi đi trên đường từ nhà tới trường. + Phần 2: Tiếp theo đến “xa nhà hay xa mẹ tôi chú nào hết”: Tâm trạng, cảm xúc của nhận vật tôi khi đứng trước sân trường. + Phần 3: Còn lại: Tâm trạng, cảm xúc của nhận vật tôi khi bước vào lớp học.
II. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC * Trình tự diễn tả những kỉ niệm: - Không gian: + Tâm trạng cảm xúc của “tôi” trên đường cùng mẹ tới trường. + Tâm trạng cảm xúc của “tôi” khi nhìn ngôi trường, bạn bè, khi gọi tên mình, khi rời xa mẹ. + Tâm trạng cảm xúc của “tôi” khi ngồi vào bàn đón giờ học đầu tiên. - Thời gian: + Vào cuối thu, lá rụng nhiều + Hình ảnh em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ * Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi: - Tôi quên thế nào được … giữa bầu trời quang đãng: So sánh cảm xúc khi nhớ về buổi tựu trường với “cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” nhằm diễn tả niềm vui, sự náo nức trong trẻo trong tâm hồn của nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kí ức mơn man của buổi tựu trường. - Ý nghĩ ấy … trên ngọn núi: So sánh những “ý nghĩ thoáng qua trong trí óc” với “làn mây lướt ngang trên ngọn núi” nhằm diễn tả những suy nghĩ thoáng qua mơ hồ đầy non nớt của nhân vật “tôi” khi lần đầu tiên đi học, với đầy những bỡ ngỡ. - Con đường, cảnh vật vốn rất quen, tự nhiên nay thấy lạ, thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. - Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với quần áo, sách vở mới. - Cẩn thận nâng niu mấy quyển sách, xin mẹ được cầm bút thước để khẳng đinh mình đã lớn. è Nhân vật tôi đã nhận thức được một điều: Mình đã khôn lớn, cậu bé cảm thấy mọi thứ trên đường đi học hôm nay thật lạ lẫm, lớn lao hơn bao giờ hết, điều đó tác động vào suy nghĩ muốn khẳng định bản thân mình đã lớn. * Khung cảnh sân trường: - Đông nghẹt người - Quần áo sạch sẽ - Gương mặt tươi vui sáng sủa * So sánh khung cảnh sân trường: - Ngày trước: + Một nơi xa lạ + Nhà trường cao ráo, sạch sẽ hơn các trường trong làng - Ngày hôm nay: + Trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp + Sân rộng, mình cao hơn trong những buôi trưa hè vắng lặng. è Nhân vật tôi từ sự quen thuộc thường ngày, nay lại cảm thấy “lo sợ vẩn vơ” khi cảm thấy mình vô cùng bé nhỏ khi đứng trước ngôi trường rộng lớn. * Hình ảnh học sinh: - Lo sợ nép mình sau lưng mẹ. - Như con chim đứng bên bở tổ, nhìn trời rộng muốn bay nhưng ngập ngừng e sợ. - Khi nhìn thấy học trò cũ xếp hàng vào lớp, nhân vật tôi thấy mình bơ vơ, chung quanh là những cậu bé vụng về, lúng túng è Tác giả thật tinh tế khi dùng những hình ảnh thân thuộc để miêu tả khiến người đọc hình dung ra được cảm xúc của những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến trường. * Khi bước vào lớp học: - Lo sợ phải rời tay mẹ, thấy xa mẹ hơn bao giờ. - Cảm thấy vừa là, vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn bên cạnh. - Vừa ngỡ ngàng và tự tin è nghiêm trang bước vào giờ học. * Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật tôi khi bước vào lớp: - Không con cảm thấy bỡ ngỡ, sợ sệt, mà cảm thấy mọi thứ trong lớp học thân quen, quyến luyến. - Điều đó là do thầy giáo đón tiếp các em HS một cách ân cần, nhiệt tình và cách bài trí lớp học, bàn ghế, bạn bè rất ấm áp, thân thiện khiến nhân vật tôi cảm thấy yên tâm, quyến luyến, quen thuộc. III. Tổng kết 1. Nội dung - Truyện kể về kỉ niệm ngày tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi với nhiều tâm trạng, cảm xúc khác nhau. - Truyện nói lên trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi.
2. Nghệ thuật - Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. - Sử dụng ngôn ngữ giàu biểu cảm. - Hình ảnh so sánh độc đáo. - Giọng điệu trữ tình, trong sáng.
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập tự luận.
- b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Đọc và trả lời câu hỏi
Câu 1: Khi vào lớp học, tâm trạng của nhân vật “tôi” thay đổi như thế nào?
- Không còn cảm thấy bỡ ngỡ, sợ sệt, mà cảm thấy mọi thứ trong lớp học thân quen, quyến luyến.
- Cảm thấy ngày càng xa lạ khi rời khỏi vòng tay mẹ, rời khỏi những ngày tháng đi chơi khắp nơi.
- Không còn cảm thấy buồn nữa mà cảm thấy vui, phấn khích như đang trong một giấc mơ đẹp.
- Không còn cảm thấy lớp học tuyệt vời như những gì mẹ nói nữa.
Câu 2: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào?
- Tôi đi học.
- Tức nước vỡ bờ.
- Trong lòng mẹ.
- Lão Hạc.
Câu 3: Các phương thức biẻu đạt được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong văn bản "Tôi đi học”?
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Kết hợp cả A, B, C.
Câu 4: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào?
- Nhan đề của văn bản
- Quan hệ giữa các phần của văn bản
- Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản
- Cả ba yếu tố trên
Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn "Tôi đi học"?
- Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật " tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
- Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
- Cả A và B đúng
- Cả A và B sai
Câu 6: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn:
“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”?
- Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật “tôi” ngay trong ngày đến trường đầu tiên.
- Nói lên nỗi nhớ thường trực của nhân vật “tôi” về ngày đến trường đầu tiên.
- Cho người được thấy được những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn được in đậm trong tâm trí nhân vật “tôi”.
- Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng.
Câu 7: Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi”?
- “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
- “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”.
- “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.
- “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ”.
Câu 8: Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên?
- "Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ".
- "Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ".
- "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".
- "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ".
Nhiệm vụ 2:
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Bạn không nên để thất bị ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.
Tôi xin chia sẻ lại với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.
Thomas Edison đã thất bại gần 10000 lần trước khi phát minh thành công óng đèn điện. J.K.Rowling tác giả của Harry Potter đã bị hơn 10 nhà sản xuất từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên đóng phim ở Hollowood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “ Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.
Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để vươn tới thành công.
( Trích tại sao lại chần chừ? Tác giả Teo Aril Cher, người dịch: Cao Xuân)
Câu hỏi 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên?
Câu 2: Vấn đề tác giả muốn bàn luận trong đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Hãy viết một câu có từ “thành công” trong đó có sử dụng phó từ?
Câu 4: Hãy viết 1 đoạn văn nghị luận giải thích ý kiến cho câu nói “Thất bại chính là một món quà”
- Gợi ý:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên là : Nghị luận
Câu 2: vấn đề chính tác giả muốn bàn luận trên đoạn trích này là Ứng xử trước thất bại
Câu 3: Trong cuộc sống mọi sự nỗ lực, cố gắng sẽ mang lại thành công.
Câu 4: Thất bại chính là món quà có thể được hiểu là: từ thất bại con người thu nhận được nhiều điều kì diệu, thú vị rút ra được những bài học quý giá để tiến lên thành công nhanh hơn. Thất bại cũng khiến con người trưởng thành hơn nhờ rèn luyện được bản lĩnh, hiểu được hạn chế của bản thân để từ đó hoàn thiện mình.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về bài Tôi đi học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
- Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để chia sẻ kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học của HS.
- Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS.
- Tổ chức thực hiện
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Hãy viết 1 bài văn nghị luận về câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 chân trời bài 6 : Ôn tập văn bản Tôi, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 ctst bài 6 : Ôn tập văn bản Tôi, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 6 : Ôn tập văn bản Tôi
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác