Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 CTST bài 6 : Ôn tập văn bản 1: Tự học – một thú vui bổ ích

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 bài 6 : Ôn tập văn bản 1: Tự học – một thú vui bổ ích sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

ÔN TẬP BÀI 6: HÀNH TRÌNH TRI THỨC (NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)

Ôn tập văn bản 1: tự học – một thú vui bổ ích

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Tự học – một thú vui bổ ích mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Những luận điểm chính của văn bản

- Ý nghĩa của văn bản, cách cảm nhận giải quyết  vấn đề trong văn bản

3.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hào nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: GV đặt câu hỏi gợi ý
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời và chia sẻ của HS.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt câu hỏi: Thế nào là tự học?  Theo em, việc tự học có gì thú vị?

- Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Có thể thấy vai trò rất quan trọng của việc tự học đối với mỗi người. Tự học là khi bản thân các em phải tự nghiên cứu, suy luận, tư duy,… Khi ấy, các em sẽ được làm chủ quá trình tiếp thu kiến thức của mình. Vậy làm thế nào để khiến cho khoảng thời gian tự học ấy trở nên thú vị, bổ ích, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong văn bản đầu tiên của Bài 6. Hành trình tri thức mang tên Tự học – Một thú vui bổ ích.   

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về truyện.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả tác phẩm

- GV yêu cầu HS tìm hiểu một số thông tin về tác giả Nguyễn Hiến Lê và tác phẩm Tự học – Một thú vui trong SGK kết hợp với sự chuẩn bị ở nhà.

- Trình bày bố cục tác phẩm?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc văn bản và hoàn thành các câu hỏi, nhiệm vụ của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Củng cố lại kiến thức

- GV đặt câu hỏi cho HS để xác định mục đích của VB: Văn bản viết ra nhằm thuyết phục chúng ta về điều gì?

- GV hướng dẫn HS nhận biết ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB bằng thao tác đọc quét, xác định câu chủ đề.

GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thầm đoạn cuối và làm theo hướng dẫn của GV:

+ Chỉ ra những bằng chứng trong đoạn trích

+ Nhận xét về những bằng chứng này

+ Lí giải nguyên nhân những bằng chứng này có thể làm tăng sức thuyết phục cho VB.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. tìm hiểu tác giả tác phẩm

1. Tác giả

- Tên: Nguyễn Hiến Lê

- Năm sinh – năm mất: 1912 – 1984.

- Quê quán: Quảng Oai, Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội).

- Là một tác giả, dịch giả, nhà giáo dục, nhà văn hóa với nhiều tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Tác phẩm tiêu biểu: Kim chỉ nam (1951), Nghệ thuật nói trước công chúng (1953), Tương lai trong tay ta (1962), Hương sắc trong vườn văn (1962),…

2. Tác phẩm

- Trích Tự học – một nhu cầu thời đại, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007.

3. Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “nó là một cái thú”: Đặt vấn đề lợi ích của tự học.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “đọc sách một giờ mà không hết buồn”: Giải quyết vấn đề lợi ích của tự học. 

+ Phần 3: Còn lại: Tổng kết vấn đề lợi ích của tự học.

 

II.            Nhắc lại kiến thức bài học

- Văn bản được viết ra để thuyết phục người đọc về lợi ích của việc tự học.

- Tự học là “cần thiết”, là “một cái thú”, “không phải là một sự bắt buộc”, “tự do”, “tự chủ”

   Nhận xét:

Tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của việc tự học là cần thiết, là một “cái thú”, đồng thời, đặt vấn đề tự học là do chính bản thân mình muốn, mình lựa chọn chứ không phải bắt buộc.

- Ý kiến của người viết được thể hiện qua các câu văn chủ đề:

+ Trước hết, cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy.

+ Hơn nữa, tự học quả là một phương thuốc trị bệnh âu sầu.

+ Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên.

è Tác giả liên tiếp nhấn mạnh lợi của thú tự học tăng dần theo mức độ quan trọng, thể hiện qua các từ ngữ “trước hết” – “hơn nữa” – “quan trọng hơn cả”.

è Nêu lí lẽ cụ thể, rõ ràng, dẫn chứng chân thực, đầy đủ để chứng minh vấn đề tự học là một “thú vui” và khắng định vai trò quan trọng của tự học.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Văn bản giúp người đọc nhận ra được tầm quan trọng của tự học: tự học là sự cần thiết nhưng không bắt buộc, giúp ta hoàn toàn tự do, tự chủ giống như cái thú đi chơi bộ, một cuộc du lịch bằng trí óc, một thú vui tao nhã.

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi.

- Lối viết hấp dẫn, thuyết phục.

- Dẫn chứng cụ thể, sinh động, thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của tác giả.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập tự luận.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Chọn phương án đúng nhất cho các câu hỏi sau:  


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 chân trời bài 6 : Ôn tập văn bản 1:, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 ctst bài 6 : Ôn tập văn bản 1:, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 6 : Ôn tập văn bản 1:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO