Soạn giáo án Âm nhạc 4 kết nối tri thức Chủ đề 7 Tiết 28: Hát: Miền quê em; Ôn đọc nhạc: Bài số 4

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 4 Chủ đề 7 Tiết 28: Hát: Miền quê em; Ôn đọc nhạc: Bài số 4 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

TIẾT 28:

  • HÁT: MIỀN QUÊ EM

  • ÔN ĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 4

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau tiết học này, HS sẽ:

  • Nhớ được tên bài hát, tên tác giả.
  • Hát được giai điệu và lời ca kết hợp vỗ tay, gõ đệm cho bài hát Miền quê em theo nhịp điệu.
  • Cảm nhận được tính chất nhịp nhàng nhiên của bài hát.
  • Đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc.
  • Biết chia sẻ, hợp tác cùng bạn khi tham gia làm việc nhóm.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Biết lắng nghe, cảm thụ âm nhạc và chia sẻ các ý kiến trong hoạt động âm nhạc.
  • Biết phối hợp cùng các bạn khi tham gia hoạt động tập thể.

Năng lực riêng:

  • Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ, dấu lặng của Bài đọc nhạc số 4. Biết vỗ tay theo phách và gõ đệm cho bài đọc nhạc.
  • Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Miền quê em. Biết thể hiện tính nhịp nhàng của bài hát. Biết kết hợp vận động và vỗ tay theo nhịp.
  1. Phẩm chất
  • Biết yêu quý, đoàn kết với bạn bè và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 4.
  • Đồ dùng, tranh ảnh để tổ chức hoạt động.
  • Nhạc cụ và phương tiện nghe - nhìn, các file học liệu điện tử.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 4.
  • Nhạc cụ gõ, nhạc cụ giai điệu, nhạc cụ gõ tự tạo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Vận động theo nhịp điệu bài hát.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS cả lớp  chơi trò chơi: Mở ô chữ

- GV chia lớp thành các đội (4 – 6 HS).

- GV phổ biến cách chơi:

+ GV đưa ra câu hỏi gợi ý cho các ô chữ theo ô chữ HS các nhóm thống nhất đã chọn.

+ Nếu HS chưa đưa ra được câu trả lời thì GV bật một câu nhạc của bài hát.

+ Các nhóm giành quyền trả lời. Nếu trả lời sasasex nhường quyền trả lời cho các đội khác.

+ Đội nào có số điểm cao nhất sẽ chiến thắng.

+ Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không được tính điểm.

- GV tổ chức cho HS các lớp chơi trò chơi. (gồm 4 ô chữ)

1. Nói tên bài hát nằm trong sách Âm nhạc 2, nói về một loài vật có tên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

https://www.youtube.com/watch?v=w3UYnvkhHag (0:11 đến 0:16)

2. Bài hát có 3 từ trong sách Âm nhạc 3, nói về một loài vật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

https://www.youtube.com/watch?v=SIOxi9oKM2Q (0:31 đến 0:36).

3. Bài hát “Chú chim nhỏ dễ thương” thuộc chủ đề nào em đã học?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Bài hát “Con chim non” nằm ở chủ đề có tên là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV chốt đáp án ngay sau mỗi câu hỏi ô chữ HS đã trả lời:

+ Ô số 1: Chú chim nhỏ để thương.

+ Ô số 2: Bài hát Con chim non.

+ Ô số 3: Những con vật quanh em.

+ Ô số 4: Âm nhạc nước ngoài

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

- GV dẫn dắt HS vào tiết học:

Tiết 28:

+ Hát: Miền quê em.

+ Ôn đọc nhạc: Bài số 4.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Hát – Hạt mưa kể chuyện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Miền quê em . Biết thể hiện tính chất nhịp nhàng của bài hát.

- Biết kết hợp vận động và vỗ tay theo nhịp.

b. Cách tiến hành

- GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả:

+ Bài hát Miền quê em có nhạc được viết do nhà soạn nhạc Kabalevsky, lời bài hát tiếng Việt được nhạc sĩ Hoàng Lân phỏng dịch.

+ Kabalevsky là một nhà soạn nhạc cho thiếu nhi nổi tiếng người Nga. Ông sáng tác nhiều bài hát, vở nhạc kịch cho các em. Hầu hết chúng là về tình bạn, về những người tiên phong, về trường học, về lòng tốt, về sự giúp đỡ lẫn nhau, về Tổ quốc. Ông cũng đã viết nhiều cuốn sách về âm nhạc cho trẻ em: “Cuốn sách nói về âm nhạc", "Giáo dục trí tuệ và trái tim”...

+ Hoàng Lân (sinh năm 1942) là nhạc sĩ người Việt Nam. Ông cùng người anh em sinh đôi Hoàng Long trở thành một cặp nhạc sĩ quen thuộc với người yêu nhạc Việt Nam. Ông sáng tác âm nhạc của sự trong sáng, giản dị, và các tác phẩm của ông dễ phổ biến tới mọi người.

- GV đàn và hát mẫu cho HS bài hát Miền quê em (hoặc nghe file mp3). Lưu ý HS tập trung lắng nghe để cảm thụ được tính chất nhịp nhàng của bài hát.

https://www.youtube.com/watch?v=xu0_EK2ooIA

- GV yêu cầu HS quan sát 1 lượt bản nhạc, trao đổi với bạn về cảnh đẹp của miền quê qua lời ca của bài hát.

- GV hướng dẫn HS chia câu hát:

+ Câu hát 1: Hàng bạch dương gió đưa nhẹ bên sông./ Miền quê em bao cây liễu xanh.

+ Câu hát 2: Tìm nơi đâu núi sông đẹp tươi xa./ Từ biển khơi về thung lũng xa.

+ Câu hát 3: Mặt trời sáng chiếu trên miền quê ta./ Dài thẳng tắp những con đường xa.

+ Câu hát 4: Mãi đẹp tươi nơi quê hương nhà.

- GV hướng dẫn HS đọc theo tiết tấu lời ca, đọc từng câu và nối câu, kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.

- GV hướng dẫn HS chia mỗi câu làm 2 vế, sau đó ghép 2 vế thành 1 câu hát hoàn chỉnh.

https://www.youtube.com/watch?v=SYLzTBXhiMI

- GV hát mẫu từng câu chậm rãi, rõ ràng.

- GV hướng dẫn HS cách lấy hơi, ngân đủ những chữ có dấu nối.

- GV cho HS hát kết hợp vỗ tay theo phách.

- GV hướng dẫn HS hát và nhấn vào phách mạnh cho đúng tính chất nhịp, chú ý dấu lặng đen ở đầu ô nhịp dễ làm HS hát bị chệch nhịp ¾.

- GV cho HS hát cả bài cùng nhạc đệm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hát kết hợp vận động phụ họa.

- Hát nối tiếp và hòa giọng.

- Ôn đọc nhạc Bài số 4.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS hát nối tiếp và hoà giọng theo hình thức song ca và tốp ca:

+ GV chia lớp thành các nhóm/cặp luyện tập.

+ GV hướng dẫn HS hát nối tiếp và hòa giọng.

- GV mời một số cặp và một số nhóm hát nối tiếp và hoà giọng theo hình thức song ca và tốp ca. HS khác lắng nghe và nhận xét, cổ vũ bạn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS tích cực luyện tập.

- GV tổ chức cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ theo ý thích.

+  Nhóm/ song ca hát cùng nhạc đệm.

+ Nhóm hát nối tiếp và hoà giọng kết hợp vỗ tay/ gõ đệm theo nhịp.

+ Nhóm hát nối tiếp và hoà giọng kết hợp vỗ tay/ gõ đệm theo phách.

- GV hướng dẫn các tổ: hát nối tiếp 4 câu hát đầu, hát hòa giọng 1 câu hát cuối kết hợp vỗ tay và gõ đệm theo nhịp, theo phách.

https://www.youtube.com/watch?v=SYLzTBXhiMI

- GV cùng HS gõ lại hình tiết tấu bài đọc nhạc số 4:

- GV nhắc HS cách thể hiện hình nốt trắng chấm dôi.

- GV đàn hoặc mở mp3 cho HS cả lớp lắng nghe.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS luyện tập.

- GV mời 1 – 2 nhóm trình bày đọc Bài nhạc số 4 kết hợp gõ theo phách. Các nhóm khác quan sát, nhận xét phần thể hiện của nhóm bạn.

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa cho HS (nếu chưa đúng).

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TRẢI NGHIỆM

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Ôn đọc nhạc Bài số 4 theo nhóm.

- Nêu cảm nhận sau khi tham gia các hoạt động học tập.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc Bài nhạc số 4 theo nhóm.

+  Nhóm đọc dòng 1, vỗ tay gõ đệm theo nhịp.

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

- HS chia thành các đội.

- HS lắng nghe luật chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

- HS quan sát bản nhạc, đọc thầm lời ca.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát, nhận biết từng câu hát.

 

 

 

 

 

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Âm nhạc 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Âm nhạc 4 kết nối tri thức Chủ đề 7 Tiết 28 Hát: Miền quê em; Ôn đọc nhạc Bài số 4, Giáo án word Âm nhạc 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ Âm nhạc 4 kết nối tri thức Chủ đề 7 Tiết 28 Hát Miền quê em; Ôn đọc nhạc Bài số 4

Xem thêm giáo án khác