Soạn giáo án Âm nhạc 4 kết nối tri thức Chủ đề 6 Tiết 25: Nhạc cụ: Thể hiện nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 4 Chủ đề 6 Tiết 25: Nhạc cụ: Thể hiện nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

TIẾT 25:

  • NHẠC CỤ:

THỂ HIỆN NHẠC CỤ GÕ HOẶC NHẠC CỤ GIAI ĐIỆU

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau tiết học này, HS sẽ:

  • Gõ được nhạc cụ theo các hình tiết tấu, biết phối hợp các nhạc cụ gõ theo hình tiết tấu đệm cho bài hát Tình bạn tuổi thơ ở hình thức tập thể, nhóm, cá nhân.
  • Biết thực hành thổi nốt La và thể hiện được mẫu luyện âm trên đàn ri-cooc-đơ.
  • Thể hiện được mẫu âm gồm các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son trên kèn phím.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tích cực tham gia, biết tương tác, kết hợp trong làm việc nhóm, các hoạt động trải nghiệm, khám phá, biểu diễn.
  • Tự tin, có ý tưởng sáng tạo khi tham gia các hoạt động tập thể.
  • Biết lắng nghe, chia sẻ ý kiến cá nhân, đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập.

Năng lực riêng:

  • Biết thể hiện các nhạc cụ gõ đệm cho bài hát Tình bạn tuổi thơ, biết biểu diễn bài hát ở các hình thức đã học cùng với bạn và nhóm hoặc sáng tạo của cá nhân.
  • Biết thực hành mẫu âm với các nốt Si và La trên ri coóc-đơ hoặc các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son và bài luyện tập trên kèn phím.
  1. Phẩm chất
  • Biết thể hiện tình cảm nhân ái, yêu thương với bạn bè và mọi người trong cộng đồng.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 4.
  • Đồ dùng, tranh ảnh để tổ chức hoạt động.
  • Nhạc cụ và phương tiện nghe - nhìn, các file học liệu điện tử.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 4.
  • Nhạc cụ gõ, nhạc cụ giai điệu, nhạc cụ gõ tự tạo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được tiết tấu giai điệu.

b. Cách tiến hành

- GV chơi trên đàn phím điện tử với các nét giai điệu ngắn từ 4 – 6 nốt.

- GV yêu cầu HS nhắc lại.

- GV có thể giữ nguyên cao độ nhưng thay hình tiết tấu (tuỳ theo mức độ của HS).

- GV tổ chức cho các nhóm HS thể hiện và chia sẻ niềm vui tạo hứng thú.

- GV dẫn dắt hS vào tiết học:

Tiết 25:

+ Nhạc cụ: Thể hiện nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thảo luận gõ theo hình tiết tấu với các nhạc cụ khác nhau.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm/tổ (4 – 6 HS/nhóm).

- GV trình chiếu sử dụng bảng phụ viết các hình tiết tấu, phân công nhiệm vụ cho các nhóm sử dụng nhạc cụ khác nhau cùng quan sát, thảo luận, thống nhất cách gõ hình tiết tấu.

+ Hình 1:

+ Hình 2:

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Gõ theo hình tiết tấu.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện được gõ nhạc cụ theo hình tiết tấu.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu/viết lên bảng hình tiết tấu.

- GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm.

+ Nhóm 1 dùng nhạc cụ trai-en-gỗ gõ theo hình tiết tấu 1.

+ Nhóm 2 dùng nhạc cụ ma-ra-cát gõ và vỗ tay theo hình tiết tấu 2.

- GV tổ chức hoặc mời 1 HS điều hành hoạt động luyện tập ở hình thức tập thể, nhóm, cặp đôi....

- GV quan sát và nhắc nhở, sửa sai (nếu có).

- GV cho từng nhóm lần lượt thực hiện trước lớp. Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét từng nhóm và khen ngợi những nhóm thực hiện tốt.

Hoạt động 2: Gõ đệm theo nhóm cho bài hát Tình bạn tuổi thơ.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS gõ đệm theo nhóm cho bài hát Tình bạn tuổi thơ.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát hình ảnh (SGK trang 50).

- GV tổ chức cho HS luyện tập gõ đệm theo các nhóm, có thể: một nhóm hát, một nhóm gõ đệm hoặc một nhóm vừa hát vừa kết hợp gõ đệm (tuỳ theo khả năng của HS).

- GV mời các nhóm thể hiện trước lớp bài hát kết hợp gõ đệm. HS khác lắng nghe, cổ vũ cho bạn.

- GV nhận xét và nhắc nhở HS khi hát cần quan sát và lắng nghe để điều chỉnh âm thanh giọng hát, âm lượng nhạc cụ gõ của mình để hài hoà với các bạn.

Hoạt động 3: Thực hành thổi nốt La trên ri-coóc-đơ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành thổi nốt La trên ri-coóc-đơ.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS cách thổi nốt La trên ri-coóc-đơ (thổi nhẹ nhàng và bấm đúng thể ngón theo sơ đồ trong SGK trang 51).

- GV hướng dẫn HS đọc mẫu âm (SGK trang 51) từ 3 – 4 lần.

- GV tổ chức cho HS luyện tập thổi nốt La và thực hành mẫu âm theo các nhóm, cặp đôi và kiểm tra nhóm, cá nhân.

- GV nhắc nhở và sửa sai cho HS (lưu ý sửa về tư thế bấm, cách thổi và tiết tấu) để tạo thành âm thanh chuẩn và đẹp.

Hoạt động 4: Thực hành mẫu âm với các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son trên kèn phím.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành mẫu âm với các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son trên kèn phím.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc mẫu âm (SGK trang 51) từ 3 – 4 lần.

- GV hướng dẫn HS thực hành mẫu âm các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son trên kèn phím ở hình thức nhóm, cặp đôi, cá nhân,...

- GV nhắc nhở HS về kĩ thuật bấm ngón, tư thế cánh tay, cổ tay và đặt ngón nhẹ nhàng xuống bàn phím kết hợp thổi đều để tạo được âm thanh tròn tiếng và đẹp.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TRẢI NGHIỆM

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Gõ đệm bài hát Tình bạn tuổi thơ.

- Thể hiện nối tiếp các mẫu luyện âm kết hợp đọc các nét giai điệu.

b. Cách tiến hành

* Nhạc cụ gõ

- GV chia HS thành các nhóm nhóm (8 HS/nhóm).

- GV hướng dẫn 1 nhóm thực hiện phần gõ đệm theo hình vẽ SGK tr.50. Các HS còn lại hát bài Tình bạn tuổi thơ.

- GV cho HS tập riêng trước âm hình gõ đệm thứ khi kết hợp gõ đệm cho hát.

- GV cho từng nhóm thực hiện lần lượt. Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét từng nhóm và khen ngợi những nhóm thực hiện tốt.

* Nhạc cụ giai điệu

- GV tổ chức cho HS các nhóm thể hiện nối tiếp các mẫu luyện âm (với ri-coóc-đơ hoặc kèn phím) kết hợp đọc các nét giai điệu.

+ Ri-coóc-đơ

+ Kèn phím

- GV có thể khuyến khích HS thể hiện theo cách của mình.

- GV yêu cầu HS nhận xét và tự đánh giá mức độ thể hiện nội dung nhạc cụ:

+ HS đã tự tin khi gõ đệm nhạc cụ cho bài hát hoặc đã tự tin khi thể hiện mẫu âm trên kèn phím ri-coóc-đơ hay chưa?

+ Còn chỗ nào chưa thực hiện được?

- GV nhắc nhở hoặc thực hành chỗ HS còn chưa chính xác (nếu có) hoặc mời HS thực hành đúng lên làm mẫu cho các bạn.

* CỦNG CỐ

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ cảm nhận, cảm xúc của bản thân sau chủ đề.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- HS ôn tập và thực hành: gõ nhạc cụ theo tiết tấu, gõ theo tiết tấu đệm bài hát Tình bạn tuổi thơ (ri-cooc-đơ hoặc kèn phím).

- HS đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết 26:

+ Tổ chức hoạt động vận dụng – sáng tạo.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

 

- HS chia sẻ niềm vui tạo hứng thú.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

- HS luyện tập theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS luyện tập.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc mẫu âm.

 

 

 

- HS luyện tập thổi nốt La

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc mẫu âm.

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS gõ đệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện tập.

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS luyện tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo cách riêng.

- HS tự nhận xét.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng  nghe, tiếp thu và ghi nhớ.

 

 

- HS nêu cảm nhận.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Âm nhạc 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Âm nhạc 4 kết nối tri thức Chủ đề 6 Tiết 25 Nhạc cụ Thể hiện nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu, Giáo án word Âm nhạc 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ Âm nhạc 4 kết nối tri thức Chủ đề 6 Tiết 25 Nhạc cụ Thể hiện nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác