Soạn giáo án Âm nhạc 4 kết nối tri thức Chủ đề 6 Tiết 26: Tổ chức hoạt động vận dụng – sáng tạo

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 4 Chủ đề 6 Tiết 26: Tổ chức hoạt động vận dụng – sáng tạo sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

TIẾT 26: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – SÁNG TẠO

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau tiết học này, HS sẽ:

  • Vận dụng được kiến thức đã học để tham gia các hoạt động trong giờ học.
  • Thể hiện được một trong hai nhạc cụ giai điệu là ri-coóc-đơ hoặc kèn phím theo yêu cầu.
  • Biểu diễn bài Tình bạn tuổi thơ theo cách sáng tạo của cá nhân nhóm.
  • Tự tin thể hiện vận động cơ thể nhịp nhàng theo bài hát Reo vang bình minh với các hình thức nhóm, cá nhân, cặp đôi,...
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tích cực tham gia, biết tương tác, kết hợp trong làm việc nhóm, các hoạt động trải nghiệm, khám phá, biểu diễn.
  • Tự tin, có ý tưởng sáng tạo khi tham gia các hoạt động tập thể.
  • Biết lắng nghe, chia sẻ ý kiến cá nhân, đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập.

Năng lực riêng:

  • Thể hiện nhạc cụ kết hợp với nhóm hát theo giai điệu mẫu.
  • Vận động cơ thể theo bài hát Reo vang bình minh.
  • Biết thể hiện các nhạc cụ gõ đệm cho bài hát Tình bạn tuổi thơ, biết biểu diễn bài hát ở các hình thức đã học cùng với bạn và nhóm hoặc sáng tạo của cá nhân.
  1. Phẩm chất
  • Biết thể hiện tình cảm nhân ái, yêu thương với bạn bè và mọi người trong cộng đồng.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 4.
  • Đồ dùng, tranh ảnh để tổ chức hoạt động.
  • Nhạc cụ và phương tiện nghe - nhìn, các file học liệu điện tử.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 4.
  • Nhạc cụ gõ, nhạc cụ giai điệu, nhạc cụ gõ tự tạo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước bước vào tiết học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm:

+ Câu 1. Bài hát Tình bạn tuổi thơ là sáng tác của nhạc sĩ nào?

A. Lưu Hữu Phước.

B. Trịnh Công Sơn.

C. Văn Cao.

D. Nguyễn Quốc Việt.

+ Câu 2. Để thổi ri-cooc-đơ nốt La cần bấm những lỗ nào?

A. Lỗ 0, 2, 3.

B. Lỗ 1, 2, 3.

C. Lỗ 0, 1, 2.

D. Lỗ 1, 3, 4.

+ Câu 3. Đâu không phải sáng tác của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước?

A. Múa vui.

B. Em yêu trường em.

C. Thiếu nhi thế giới liên hoan

D. Reo vang bình minh.

+ Câu 4. Câu hát nào được lặp lại nhiều nhất trong bài Tình bạn tuổi thơ:

A. Hồn nhiên như gió.

B. Tình bạn tuổi thơ.

C. Tươi đẹp như bướm.

D. Gắn bó như cây với cành.

- GV mời lần lượt HS trả lời các câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV chốt đáp án và lần lượt mở các mảnh ghép và xuất hiện hình ảnh cần tìm:

1. D

2. C

3. B

4. B

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

- GV dẫn dắt HS vào tiết học:

Tiết 26: Tổ chức hoạt động vận dụng – sáng tạo.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Hoạt động 1. Lựa chọn và thực hiện một trong hai nội dung

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện

- Thể hiện nhạc cụ ri-coóc-đơ kết hợp với nhóm hát bằng âm la theo giai điệu của mẫu luyện âm.

- Thể hiện kèn phím kết hợp với nhóm hát bằng âm la theo giai điệu của mẫu luyện âm.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS lựa chọn:

+ Thể hiện nhạc cụ ri-coóc-đơ kết hợp với nhóm hát bằng âm la theo giai điệu của mẫu luyện âm.

 

+ Thể hiện kèn phím kết hợp với nhóm hát bằng âm la theo giai điệu của mẫu luyện âm.

- GV tổ chức cho HS tự chọn vào nhóm hát bằng âm la hay nhóm thể hiện nhạc cụ (ri-coóc-đơ/ kèn phím) và cùng phối hợp luyện tập. Sau đó, đổi nhiệm vụ của các nhóm và luyện tập (hình thức cá nhân và kết hợp nhóm).

- GV mời HS (lớp trưởng/ quản ca) lên điều hành các nhóm thể hiện.

- GV nhận xét, chốt các ý kiến và khen ngợi, động viên HS.

Hoạt động 2. Vận động cơ thể theo bài hát Reo vang bình minh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Vận động cơ thể theo bài hát Reo vang bình minh.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS tự đọc lời ca và tập các động tác vận động cơ thể theo hình minh hoạ (SGK trang 54).

- GV khuyến khích HS có thể sáng tạo động tác khác theo cách của mình.

- GV lưu ý các động tác phải đúng ở các lời ca có hình minh hoạ.

- GV đàn giai điệu bài hát Reo vang bình minh (tốc độ hơi chậm) cho HS đọc lời ca và ghép các động tác.

- GV tổ chức cho Các nhóm HS luyện tập ở các hình thức tập thể, nhóm.

- GV lưu ý nhắc nhở/ sửa sai cho HS.

- GV mở file nhạc bài hát Reo vang bình minh cho HS thực hiện.

https://www.youtube.com/watch?v=Zr3Le1UTfjg

- GV mời các nhóm thực hiện trước lớp. HS khác quan sát, cổ vũ bạn.

- GV khen ngợi và khích lệ HS có những ý tưởng sáng tạo mới.

Hoạt động 3. Biểu diễn bài hát Tình bạn tuổi thơ với các hình thức đã học hoặc theo cách sáng tạo của em

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biểu diễn bài hát Tình bạn tuổi thơ với các hình thức đã học hoặc theo cách sáng tạo của em.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS hát ôn lại một lần bài Tình bạn tuổi thơ.

https://www.youtube.com/watch?v=CZndYdJcZCE

- GV hướng dẫn cho HS biểu diễn bài hát theo ý thích:

+ Chọn bạn để hát song ca.

+ Chọn nhóm để hát tốp ca hoặc hát đơn ca.

+ Chọn hình thức thể hiện như hát kết hợp gõ đệm hay kết hợp động tác múa phụ hoa.

- GV khuyến khích hướng dẫn các HS có giọng hát tốt có thể lĩnh xướng nối tiếp sau khi nhóm hát các câu hát của đoạn 2.

- GV mời HS biểu diễn trước lớp theo cá nhân/tổ/nhóm.

* CỦNG CỐ

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ cảm nhận, cảm xúc của bản thân sau chủ đề.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- HS ôn tập và thực hành: Ôn lại các bài hát trong chủ đề 6.

- HS đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết 27 – chủ đề 7:

+ Lý thuyết âm nhạc: Ôn tập.

+ Đọc nhạc: Bài số 4.

 

 

 

 

- HS lần lượt lắng nghe câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS quan sát mảnh ghép bí mật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, lựa chọn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chọn nhóm.

 

 

 

- HS thể hiện.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS tự đọc lời ca và tập các động tác vận động cơ thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS đọc lời ca và ghép các động tác.

- HS luyện tập ở các hình thức tập thể, nhóm.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS thực hiện trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS ôn lại bài hát Tình bạn tuổi thơ.

- HS luyện hát theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

- HS lĩnh xướng nối tiếp.

 

 

- HS biểu diễn trước lớp.

 

- HS nêu cảm nhận.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Âm nhạc 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Âm nhạc 4 kết nối tri thức Chủ đề 6 Tiết 26 Tổ chức hoạt động vận dụng – sáng tạo, Giáo án word Âm nhạc 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ Âm nhạc 4 kết nối tri thức Chủ đề 6 Tiết 26 Tổ chức hoạt động vận dụng – sáng tạo

Xem thêm giáo án khác