Giáo án word chuyên đề địa lí 10 chân trời sáng tạo cả năm
Dưới đây là word chuyên đề địa lí 10 chân trời sáng tạo cả năm. Giáo án được soạn trên file word, theo chuẩn công văn 5512. Thầy, cô có thể xem trước để biết mẫu giáo án. Giáo án có thể tải về. Với bộ giáo án này, thầy cô sẽ bớt đi được rất nhiều thời gian. Mời thầy cô xem trước mẫu ở dưới.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Đầy đủ Giáo án địa lí THPT chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử Địa lí 12 chân trời sáng tạo
- Giáo án Địa lí 12 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử chuyên đề Địa lí 11 chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử chuyên đề Địa lí 12 chân trời sáng tạo
- Giáo án chuyên đề Địa lí 12 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
- Giáo án chuyên đề địa lí 11 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử địa lí 11 chân trời sáng tạo
- Giáo án địa lí 11 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
- Giáo án word chuyên đề địa lí 10 chân trời sáng tạo cả năm
- Bài giảng Powerpoint địa lí 10 chân trời sáng tạo
- Tải GA word địa lí 10 chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
(10 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Khái niệm, các biểu hiện và nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
- Các tác động của biến đổi khí hậu và hậu quả trên phạm vi toàn cầu.
- Tầm quan trọng và sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động địa lí.
- Năng lực địa lí:
- Trình bày được khái niệm, các biểu hiện của biến đổi khí hậu.
- Giải thích được nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
- Phân tích được các tác động của biến đổi khí hậu và hậu quả trên phạm vi toàn cầu.
- Giải thích được tầm quan trọng và sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Hệ thống hóa được các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Phẩm chất
- Tự giác tham gia và đóng góp tích cực trong các hoạt động nhóm, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và cuộc sống.
- Chăm học, ham học và có tinh thần học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Sách Chuyên đề học tập Địa lí 10, Sách giáo viên Chuyên đề học tập Địa lí 10, Giáo án.
- Website biến đổi khí hậu: http://sites.google.com/site/bdkhgnrrtt.
- Website thời tiết: http://weather.com/weather.
- Video trên Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=Acpr6Yc3Edk Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập Địa lí 10.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Thu thập, hệ thống hóa các thông tin về biến đổi khí hậu từ các website.
- Phân tích được tình huống có vấn đề trong học tập về biến đổi khí hậu.
- Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát, xem video về biến đổi khí hậu; HS quan sát video, trao đổi, thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm:
- Những biểu hiện của biến đổi khí hậu có đề cập đến trong video.
- Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và thiên tai.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát, xem video clip về biến đổi khí hậu.
https://www.youtube.com/watch?v=Acpr6Yc3Edk
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Nêu những biểu hiện của biến đổi khí hậu có đề cập đến trong video.
+ Cho biết mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và thiên tai.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, trao đổi, thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi về biến đổi khí hậu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
+ Những biểu hiện của biến đổi khí hậu có đề cập đến trong video: nắng nóng, cháy rừng, mưa lũ, nhiệt độ bề mặt toàn cầu tăng với tốc độ báo động, diện tích băng tại Bắc Cực thu nhỏ,...
+ Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và thiên tai: Biến đổi khí hậu trên toàn cầu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến thời tiết, khí hậu của các quốc gia với các đợt thiên tai diễn biến dị thường, cường độ khốc liệt hơn.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt HS vào chuyên đề: Tự nhiên trên thế giới đang thay đổi về nhiều mặt, trong đó sự biến đổi về khí hậu với nhiêu biểu hiện khác nhau đã và đang tác động đáng kể đến môi trường tự nhiên và xã hội trên Trái Đất. Vậy khí hậu toàn cầu đang biến đổi ra sao? Nguyên nhân do đâu và con người có thể ứng phó với biến đổi khí hậu như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chuyên đề học tập này – Chuyên đề 1 – Biến đổi khí hậu.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- TÌM HIỂU KHÁI NIỆM, BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm của biến đổi khí hậu
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:
- Trình bày được khái niệm của biến đổi khí hậu.
- Khai thác các biểu đồ, hình ảnh, bảng số liệu thống kê có liên quan đến biến đổi khí hậu.
- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu.
- Nội dung: HS quan sát các hình ảnh, biểu đồ để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Bảng KWLH về khái niệm của biến đổi khí hậu.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia cả lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục I.1, kết hợp quan sát Hình 1.1 SGK tr.5, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ vào bảng KWLH.
- GV hướng dẫn HS truy cập vào website thời tiết để thu thập thông tin và trả lời câu hỏi. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục I.1, kết hợp quan sát Hình 1.1 SGK tr.5, truy cập vào website thời tiết để điền các thông tin vào bảng KWLH. - GV quan sát quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày các thông tin trong bảng KWLH . - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, góp ý để các nhóm điều chỉnh bảng KWLH. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về khái niệm của biến đổi khí hậu - Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn. - Việc tăng nồng độ các khí nhà kính do con người gây ra, hiệu ứng nhà kính nhân loại, sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu) và làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về biểu hiện của biến đổi khí hậu
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:
- Trình bày được biểu hiện của biến đổi khí hậu.
- Khai thác các biểu đồ, hình ảnh, bảng số liệu thống kê có liên quan đến biến đổi khí hậu.
- Nội dung: HS làm việc theo nhóm để thực hiện các Phiếu học tập 1, 2, 3, 4 về biểu hiện của biến đổi khí hậu.
- Sản phẩm: Phiếu học tập 1, 2, 3, 4 của các nhóm
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm như sau: + Nhóm 1 – Phiếu học tập số 1: Nhiệt độ Trái đất tăng Dựa vào Hình 1.2 sách Chuyên đề học tập Địa lí 10, em hãy: · Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu qua các thập niên giai đoạn 1951 – 2020. · Nguyên nhân làm thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu qua các thập niên giai đoạn 1951 – 2020. · Liên hệ sự thay đổi nhiệt độ ở Việt Nam. + Nhóm 2 – Phiếu học tập số 2: Biến động về lượng mưa · Em hãy cho biết lượng mưa trung bình biến đổi như thế nào trên phạm vi toàn cầu (quy mô, phân bố, tần suất mưa). · Chứng minh lượng mưa trung bình biến động ở các khu vực. · Liên hệ sự biến động lượng mưa ở Việt Nam. + Nhóm 3 – Phiếu học tập số 3: Mực nước biển dâng · Hãy cho biết hiện tượng gì đang diễn ra đối với sông băng Mui La-xi-ơ của Hoa Kỳ vào năm 2003 (hình b) so với năm năm 1976 (hình a). · Tìm ví dụ để chứng tỏ mặt nước biển dâng trên thế giới. · Tìm ví dụ để chứng tỏ mực nước biển dâng ở Việt Nam. + Nhóm 4 – Phiếu học tập số 4: Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan · Em hãy cho biết thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang thay đổi theo hướng nào và thay đổi như thế nào? (xu hướng, phạm vi, cường độ). · Tìm ví dụ chứng minh sự gia tăng các hiện tượng thời tiết hiện nay trên thế giới. · Liên hệ các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo các nhóm, đọc thông tin mục I.2, kết hợp quan sát Hình 1.2, 1.3 và các hình ảnh, thông tin sưu tầm được khi liên hệ các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4. - GV quan sát quá trình các nhóm thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày lần lượt các biểu hiện của biến đổi khí hậu theo phiếu học tập: + Nhiệt độ Trái đất tăng. + Biến động về lượng mưa. + Mực nước biển dâng. + Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, góp ý để các nhóm điều chỉnh phiếu học tập. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Tìm hiểu về biểu hiện của biến đổi khí hậu a) Nhiệt độ Trái đất tăng - Nhiệt độ trung bình trên thế giới đã gia tăng với tốc độ nhanh chóng: + Giai đoạn từ năm 1906 - 2005, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74°C. + Thập kỉ 2011 - 2020 là thập kỉ nóng nhất trong 1000 năm qua ở bán cầu Bắc. - Sự thay đổi nhiệt độ ở Việt Nam: + Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước tăng khoảng 0,89℃. + Nhiệt độ ngày cao nhất và thấp nhất tăng; số ngày nóng tăng ở hầu hết các khu vực; hạn hán gia tăng trên phạm vi toàn quốc; số ngày rét đậm, rét hại giảm. b) Biến động về lượng mưa - Lượng mưa trung bình trong những năm qua có nhiều biến động trên toàn cầu và ở các khu vực: + Phạm vi toàn cầu: · Lượng mưa có xu hướng tăng, lượng mưa ở bán cầu Nam tăng nhiều hơn bán cầu Bắc. · Lượng mưa tăng lên ở các đới phía bắc vĩ độ 30°B trở lên (như ở Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á) và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới (như Nam Á và Tây Phi). · Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu hướng giảm. + Các khu vực: · Tại Bắc Mỹ, lượng mưa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Ca-na-đa (Canada); giảm đi ở Tây Nam Hoa Kỳ, Đông Bắc Mê-hi-cô (Mexico), gây ra hạn hán trong nhiều năm gần đây. · Tại Nam Mỹ, lượng mưa tăng lên trên lưu vực sông A-ma-dôn và vùng bờ biển Đông Nam nhưng lại giảm ở Chi-lê và vùng bờ biển phía tây. · Tại châu Phi, lượng mưa giảm ở Nam Phi, đặc biệt là ở Sa-hen trong giai đoạn 1960 -1980. - Sự biến đổi lượng mưa ở Việt Nam: + Lượng mưa giảm ở các khu vực phía Bắc từ 1% đến 7% và tăng ở các khu vực phía Nam từ 6% đến 21%. + Số lượng các cơn bão mạnh tăng, mưa cực đoan tăng. c) Mực nước biển dâng - Mực nước biển trung bình toàn cầu: + Tăng khoảng 1,8 mm/năm trong giai đoạn 1961 – 2003. + Tăng nhanh hơn trung bình 3,1 mm/năm trong giai đoạn 1993 - 2003. à Do quá trình giãn nở của nước theo nhiệt độ và do băng lục địa tan (băng ở cực và các đỉnh núi cao). - Mực nước biển dâng ở Việt Nam: mực nước biển trung bình của các trạm ven biển và hải đảo tăng 2,74 mm/năm, riêng trong giai đoạn 1993 - 2018 tăng 3,0 mm/năm. d) Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan - Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lốc xoáy, hạn hán,... đang có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn, bất thường hơn với cường độ lớn hơn và phạm vi ảnh hưởng rộng, gây nên những thiệt hại đáng kể cho các quốc gia: + Xu thế tăng cường hoạt động của bão và xoáy thuận nhiệt đới thể hiện rõ ở phía bắc, phía tây nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. + Xu thế hạn hán đang gia tăng ở Bắc Phi, Bắc Mỹ và Nam Âu;... - Các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Việt Nam tiếp tục được ghi nhận với cường độ mạnh hơn và tần suất cao hơn: + Số các cơn bão mạnh đến rất mạnh tăng. + Gió mùa mùa hè bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn. + Số ngày rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc giảm. Số ngày nắng nóng tăng, nhất là ở Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. + Hạn hán khắc nghiệt hơn do nhiệt độ tăng và lượng mưa giảm trong mùa khô.
|
- TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguyên nhân của biến đổi khí hậu
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:
- Trình bày được các nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
- Khai thác các biểu đồ, hình ảnh, bảng số liệu có thống kê có liên quan đến biến đổi khí hậu.
- Nội dung: HS làm việc theo nhóm để thực hiện vẽ sơ đồ tư duy về nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
- Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của cá nhóm HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục II SGK tr.7-9, kết hợp quan sát Hình 1.4 và thực hiện nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy về nguyên nhân của biến đổi khí hậu. - GV lưu ý các nhóm khi thực hiện vẽ sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy có: ý chính ở giữa, các nhánh sơ đồ có độ dày khác nhau, từ khoá cho mỗi nhánh, sử dụng những hình ảnh minh họa. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục II SGK tr.7-9, kết hợp quan sát Hình 1.4 để tìm hiểu về nguyên nhân của biến đổi khí hậu. - HS vận dụng kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy để thể hiện sơ đồ tư duy về nguyên nhân của biến đổi khí hậu. - GV quan sát quá trình hoạt động của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trưng bày sản phẩm sơ đồ tư duy của nhóm lên bảng lớp. - GV yêu cầu các nhóm quan sát, nhận xét phần thuyết trình và sản phẩm của nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung và đặt câu hỏi phụ cho các nhóm, tuyên dương ghi điểm những nhóm làm tốt. - GV dùng phương pháp thuyết giảng cho HS về những tác động của con người trong việc phát thải khí nhà kính, nguyên nhân chính gây biến đối khí hậu hiện nay. | 3. Tìm hiểu về nguyên nhân của biến đổi khí hậu - Nguyên nhân tự nhiên: + Chu kì phát xạ khác nhau của Mặt Trời. + Nguyên nhân bên trong như: các thời kì địa chất, thay đổi độ nghiêng quỹ đạo và thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời, tự quay quanh trục của Trái Đất, các dòng hải lưu,... àGây biến đổi khí hậu từ từ, có chu kì rất dài, chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay. - Tác động của con người: + Lĩnh vực năng lượng: hoạt động sản xuất nhiệt điện, giao thông vận tải, nhiên liệu vận chuyển, năng lượng cho hoạt động sản xuất, xây dựng, khai thác khí gas và sản xuất phân bón. + Lĩnh vực nông nghiệp và thay đổi mục đích sử dụng đất: hoạt động chủ yếu như chăn nuôi gia súc và gia cầm,… + Hoạt động công nghiệp: hoạt động sản xuất xi măng, hoá chất và những vật liệu khác. + Rác thải: tại các bãi phế liệu, phân loại chất thải lỏng và xử lí chất thải của con người sinh ra khí thải nhà kính. |
III. TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hoạt động 4: Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:
- Trình bày được tác động của biến đổi khí hậu.
- Khai thác các biểu đồ, hình ảnh, bảng số liệu có thống kê có liên quan đến biến đổi khí hậu.
- Nội dung: Sử dụng kĩ thuật tranh luận . HS làm việc theo 2 nhóm để tranh luận về tác động của biến đổi khí hậu đối với tự nhiên và kinh tế, xã hội.
- Sản phẩm: Nội dung tranh luận đúng của các nhóm HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phân công lớp thành 2 nhóm lớn. Giao cho các nhóm tìm các minh chứng để cho thấy tác động của biến đổi khí hậu đối với vấn đề nhóm mình tìm hiểu. + Nhóm 1: Tác động của biến đổi khí hậu đối với tự nhiên. + Nhóm 2: Tác động của biến đổi khí hậu đối với kinh tế - xã hội. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thực hiện thảo luận, tìm những minh chứng để chứng minh tác động của biến đổi khí hậu đối với vấn đề nhóm mình tìm hiểu dựa vào nội dung thông tin và hình ảnh trong SGK. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận GV mời các nhóm HS lần lượt đưa những minh chứng nhóm vừa thảo luận để tranh luận với các bạn nhóm khác. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung và đặt câu hỏi phụ cho các nhóm. - GV tuyên dương và ghi điểm cho nhóm nào tranh luận tốt hơn và có nhiều minh chứng hơn. | 4. Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu Tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên - Đối với khí hậu: thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán,...) có xu hướng gia tăng, cả về tần suất và cường độ cũng như khó dự đoán hơn. + Số lượng những ngày và đêm lạnh đã có sự suy giảm, số lượng những ngày và đêm ấm đã gia tăng trên hầu hết các lục địa. + Gia tăng các ngày nắng nóng kỉ lục tại châu Á, châu Phi, Nam Mỹ,.. - Đối với địa hình: ảnh hưởng gián tiếp thông qua mưa lớn, có thể gia tăng tình trạng trượt lở đất đá,... - Đối với thuỷ văn: thay đổi về nước mặt, nước ngầm, chế độ dòng chảy, băng tuyết ở cực và núi cao tan, thay đổi tính chất và hoàn lưu đại dương, các đợt triều cường lớn có xu hướng gia tăng do sự gia tăng mực nước biển trong nửa cuối thế kỉ XX,... - Đối với thổ nhưỡng: giảm diện tích đất màu mỡ ven biển, tăng diện tích đất bị nhiễm mặn, gia tăng hiện tượng hoang mạc hoá, thu hẹp diện tích đồng bằng do nước biển dâng,... - Đối với sinh vật: đây là thành phần nhạy cảm nhất, biến đổi khí hậu làm suy giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng vùng phân bố của sinh vật, thay đổi nơi cư trú của sinh vật,... Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội - Đối với sản xuất - kinh tế + Nông nghiệp: ảnh hưởng đến diện tích, sản lượng và năng suất, thời vụ sản xuất của các ngành trồng trọt, chăn nuôi,... + Công nghiệp: có thể làm tăng tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp, nhiều khu công nghiệp ven biển có thể bị ngập nếu nước biển dâng,...
+ Giao thông vận tải: có thể gây ra sụt lún, ngập lụt, sạt lở, phá huỷ nhiều công trình, tuyến đường giao thông, các hiện tượng thời tiết cực đoan cản trở hoạt động giao thông,... + Du lịch: ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, tồn tại của nhiều hệ sinh thái tự nhiên có giá trị cho du lịch, có thể làm hư hại, biến mất nhiều tài nguyên du lịch, công trình kiến trúc,... - Đối với dân cư - xã hội + Cộng đồng dân cư ở những vùng nhiều thiên tai có thể gặp rủi ro cao hơn, những đợt nắng nóng và giá rét bất thường làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, gây sốc nhiệt, đột quỵ, tăng tỉ lệ tử vong. + Làm bùng phát trở lại một số dịch bệnh nhiệt đới truyền nhiễm như: sốt rét, dịch tả,... ; phát sinh các bệnh mới gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khoẻ con người. + Tình trạng di cư có xu hướng gia tăng do nhiều người bị mất chỗ ở tạm thời do nước biến dâng, thảm hoa tự nhiên. |
- TÌM HIỂU VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hoạt động 5: Tìm hiểu về ứng phó với biến đổi khí hậu
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:
- Giải thích được tầm quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Hệ thống hóa được các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nội dung: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn phân công nhiệm vụ cho các nhóm HS thảo luận các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Sản phẩm: Nội dung tranh luận đúng của các nhóm HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phân công lớp thành nhiều nhóm: nhóm chẵn, nhóm lẻ. Quy định mỗi nhóm 4 thành viên trong nhóm. + Nhóm lẻ: 1, 3, 5, 7, 9. Tìm hiểu nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu. + Nhóm chẵn: 2, 4, 6, 8, 10. Tìm hiểu nhóm giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu. - GV yêu cầu HS ở các nhóm thảo luận các nội dung giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu theo bộ câu hỏi định hướng ở SGK. + Cho biết tại sao phải ứng phó với biến đổi khí hậu. + Phân biệt các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. + Cho biết bản thân em có thể làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu? - GV yêu cầu mỗi HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi lại phần trình bày của mình và thảo luận cùng nhóm. Các thành viên ngồi theo vị trí như sau: à Kết thúc thảo luận, HS ghi lại ý kiến chung của nhóm vào giấy A0. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu tác động lên tất cả các quốc gia. Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một tình huống khẩn cấp. Thế giới cần hành động ngay hôm nay để thay đổi tình hình, tránh nguy cơ thảm hoạ khí hậu của thế kỉ XXI cho các thế hệ tương lai. + Cả hai nhóm giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu cần được tiến hành đồng thời với những biện pháp cụ thể và đặc biệt là cần sự tham gia của toàn thế giới thì mới đảm bảo hiệu quả của công tác ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. | 5. Tìm hiểu về ứng phó với biến đổi khí hậu Giảm nhẹ biến đổi khí hậu - Giảm nhẹ biến đổi khí hậu: là ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính. - Các hoạt động giúp hạn chế phát thải khí nhà kính và giảm nhẹ nguy cơ do biến đổi khí hậu bao gồm: + Kiểm kê khí thải nhà kính: thực hiện kiểm kê khí thải nhà kính trong năm lĩnh vực. + Bảo vệ tự nhiên: khôi phục và tăng cường chức năng của các hệ thống tự nhiên. + Sử dụng tiết kiệm năng lượng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo: cải thiện hệ thống cấp phát điện quốc gia, xây dựng kế hoạch sử dụng tiết kiệm năng lượng, xác định mức độ tiêu thụ năng lượng của các cơ sở sản xuất,... Thích ứng với biến đổi khí hậu: - Gồm tất cả những hoạt động của con người được điều chỉnh để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu đồng thời khai thác những mặt thuận lợi của nó. - Một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu: + Giải pháp thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ: bảo vệ, chống nắng cho con người và vật nuôi trước điều kiện khí hậu thay đổi. + Giải pháp thích ứng trước sự thay đổi thất thường của lượng mưa: quản lí hiệu quả nguồn tài nguyên nước, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và tự nhiên,... + Giải pháp thích ứng với mực nước biển dâng: các biện pháp bảo vệ (trồng rừng phòng hộ ven biển, xây dựng các tuyến đê, công trình thuỷ lợi,..), các biện pháp thích nghi (chuyển đổi tập quán canh tác, các biện pháp di dời từ vùng đất ngập nước vào sâu trong nội địa). + Giải pháp vi mô: trồng một số loại cây phù hợp, xây dựng các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về biến đổi khí hậu. + Giải pháp vĩ mô: xây dựng hệ thống đê kè biển, đầu tư hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu, hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ,... + Giải pháp đối với từng ngành kinh tế: thay đổi kĩ thuật canh tác, đa dạng hoá giống cây trồng, quy hoạch sử dụng đất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, áp dụng bảo hiểm nông nghiệp; khuyến khích kết hợp nông - lâm, mở rộng diện tích rừng ;... |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Tìm được mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính.
- Lập sơ đồ các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nội dung: HS lập sơ đồ tư duy, GV sử dụng kĩ thuật “Think – Pair – Share” yêu cầu cặp đôi HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong phần Luyện.
- Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho các cặp đôi HS lập sơ đồ tư duy về các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, thảo luận và viết câu trả lời của nhóm mình vào tờ giấy A4 trong vòng 5 phút để thấy được mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính.
- GV lưu ý HS: các nhóm HS vẽ sơ đồ xong trước và viết được nhiều đáp án nhất sẽ được lên bảng trình bày kết quả thảo luận của mình dựa vào kĩ thuật “trình bày 1 phút”.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thực đã học về ứng phó với biến đổi khí hậu, kĩ năng làm việc nhóm và vẽ sơ đồ tư duy để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV quan sát quá trình các nhóm thảo luận để hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV yêu cầu các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến khác hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tổng kết ý kiến của các nhóm.
- GV trình chiếu cho HS tham khảo sơ đồ tư duy về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- GV chuyển sang nội dung mới.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS liên hệ kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
- Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn, mở rộng khai thác thông tin từ các nguồn tham khảo.
- Sản phẩm: Bài sưu tầm thông tin và hình ảnh của HS về biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân ngoài giờ học: Em hãy thu thập thông tin về những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
- GV giới hạn thời hạn hoàn thành sản phẩm đối với HS.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về những biểu hiện của biến đổi khí hậu; tìm hiểu, sưu tầm thông tin, hình ảnh về những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS nộp bài sưu tầm thông tin và hình ảnh về biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam vào tuần tới.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Khái niệm, các biểu hiện và nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
+ Các tác động của biến đổi khí hậu và hậu quả trên phạm vi toàn cầu.
+ Tầm quan trọng và sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Hoàn thành bài bài sưu tầm thông tin và hình ảnh về biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Chuyên đề 2 – Đô thị hóa.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác