Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 6: Ôn tập thực hành tiếng Việt (2)

Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 bài 6: Ôn tập thực hành tiếng Việt (2) chương trình mới sách kết nối tri thức. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu buổi chiều hoặc buổi 2. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

HOAN NGHÊNH CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI NGÀY HÔM NAY!

 

KHỞI ĐỘNG

Trong các câu sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép?

  • Bác trai đã khá rồi chứ?
  • Trên bầu trời cao trong xanh, những chú chim én đang sải cánh bay lượn.
  • Vì em chăm ngoan học giỏi, em được mọi người yêu mến.
  • Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương từ khi những chú én lại chao liệng trên nền trời.

 

Đáp án 
Câu đơnCâu ghép
  
  • Bác trai đã khá rồi chứ?
  • Trên bầu trời cao trong xanh, những chú chim én đang sải cánh bay lượn.
  • Vì em chăm ngoan học giỏi, em được mọi người yêu mến.
  • Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương từ khi những chú én lại chao liệng trên nền trời.

 

Bài 6: Giải mã những bí mật

LỰA CHỌN CÂU ĐƠN

– CÂU GHÉP

Ôn tập thực hành tiếng Việt

 

NỘI DUNG BÀI HỌC

I

Nhắc lại kiến thức

II

Luyện tập

III

Vận dụng

 

PHẦN 1.

NHẮC LẠI KIẾN THỨC

 

Câu 1. Nêu khái niệm của câu đơn và câu ghép.

Câu 2. Mục đích của việc lựa chọn câu đơn và câu ghép là gì?

 

  • Khái niệm

Câu đơn

Câu ghép

Được cấu tạo bằng một cụm chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt.

Câu có từ hai cụm chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt trở lên, mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ được gọi là một vế câu.

 

  • Mục đích của việc lựa chọn câu đơn và câu ghép

Câu đơn và câu ghép có sự khác biệt trong việc biểu đạt nghĩa.

Cấu trúc khác nhau

Nhằm những mục đích giao tiếp khác nhau.

 

Ví dụ:

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

(Trích “Tuyên ngôn Độc lập” – Hồ Chí Minh)

Câu ghép đẳng lập có ba vế, liệt kê ba sự kiện.

Thường hay sử dụng ba câu đơn: Pháp chạy. Nhật hàng. vua Bảo Đại thoái vị.

Việc sử dụng ba câu đơn không biểu đạt được hiệu quả ý nhấn mạnh sự nối tiếp và mối quan hệ chặt chẽ giữa ba sự kiện.

 

PHẦN 2.

LUYỆN TẬP

(Trả lời câu hỏi trắc nghiệm)

 

Câu 1. Câu đơn là gì?

B. Câu đơn là câu được cấu tạo bằng một cụm chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt (cụm chủ ngữ - vị ngữ không bị bao chứa trong một cụm từ khác).

A. Câu đơn là câu có từ hai cụm chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt trở lên, mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ được gọi là một vế câu.

C. Câu đơn là câu không được thể hiện theo cấu tạo mô hình chủ ngữ vị ngữ nhưng được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau.

D. Câu đơn là câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ nhưng được rút gọn đi một số thành phần.

 

Câu 2. Điền vào chỗ trống từ thích hợp:

Mục đích của việc lựa chọn câu đơn và câu ghép là do cấu trúc khác nhau nên … và … có sự khác biệt trong việc biểu đạt nghĩa, nhằm đến những mục đích giao tiếp khác nhau.

C. Câu đơn, câu ghép.

A. Câu đặc biệt, câu rút gọn.

B. Câu đơn, câu đặc biệt.

D. Câu ghép, câu rút gọn.

 

Câu 3. Câu sau thuộc loại câu nào?

Cảnh vật trở nên huyền ảo.

A. Câu đơn.

C. Câu rút gọn.

B. Câu ghép.

D. Câu đặc biệt.

 

Câu 4. Câu sau thuộc loại câu nào?

Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước.

D. Câu ghép.

A. Câu đặc biệt.

B. Câu đơn.

C. Câu rút gọn.

 

Câu 5. Xác định chủ ngữ của câu sau:

Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà tôi ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.

C. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà tôi.

A. Đêm ấy.

B. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng.

D. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà tôi ngồi trông nồi bánh.

 

PHẦN 2.

LUYỆN TẬP

(Luyện tập vận dụng)

 

Câu 1. Những trích dẫn dưới đây thuộc kiểu câu gì?

  • Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân.

b. Trên diện tích không rộng, mọc lên hàng nghìn đảo đá muôn hình muôn vẻ, tựa tấm thảm xanh lộng lẫy, lấp lánh vô số châu ngọc.

(Thi Sảnh)

c. Mừng đi trước dẫn đường, Nghi dắt ngựa theo sau.

(Phùng Quán)

 

  • Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân.

CN1

VN1

CN2

VN2

 

  • Trên diện tích không rộng, mọc lên hàng nghìn đảo đá muôn hình muôn vẻ, tựa tấm thảm xanh lộng lẫy, lấp lánh vô số châu ngọc.

CN

VN

  • Mừng đi trước dẫn đường, Nghi dắt ngựa theo sau.

CN1

VN2

VN1

CN2

 

Câu 2. Hãy chuyển đổi các câu đơn trong mỗi trường hợp sau thành câu ghép và nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa giữa các câu đơn ban đầu và câu ghép có được sau khi chuyển đổi.

a. Sư Độ tướng mạo dữ dằn, có đôi mắt lồi trắng dã. Thân hình ông cao lớn, nhìn chỉ thấy xương là xương. Chân tay như khúc tre đực lắp vào cơ thể.

(Trích “Đội gạo lên chùa” – Nguyễn Xuân Khánh)

b. Xã Chích im lặng, không biết trả lời thế nào. Còn viên trung úy thì bỗng biến ngay thành một con người khác. Đôi lông mày nhướn xếch lên. Đôi con mắt xanh bỗng mở to ra.

(Trích “Đội gạo lên chùa” – Nguyễn Xuân Khánh)

 

  • Chuyển đổi thành câu ghép:
  • Sự khác biệt khi chuyển câu đơn thành câu ghép:
  • Có sự khác biệt về cấu trúc của câu.
  • Tuy nhiên khi trình bày thành 3 câu đơn sẽ tạo sự rõ ràng trong các ý hơn.

a.

 

b.

  • Chuyển đổi thành câu ghép:
  • Sự khác biệt khi chuyển câu đơn thành câu ghép:
  • Có sự khác biệt về cấu trúc của câu.
  • Chuyển câu đơn thành câu ghép khiến các ý trong câu bị lẫn lộn, không mạch lạc.

 

PHẦN 3.

VẬN DỤNG

(Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi)

 

Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về. Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh cho tôi và em Quế tôi. Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối:

- Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...

Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Xe chạy chậm chậm…

 

Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

(Trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng)

 

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 4. Tìm những câu đơn, câu ghép có trong đoạn trích trên.

Câu 3. Đoạn trích miêu tả như thế nào về tình cảm của nhân vật “tôi” đối với mẹ?

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích là gì?

 

Phương thức biểu đạt

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, giáo án điện tử dạy thêm bài 6: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 9 kết nối, giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối bài 6: Ôn tập thực hành tiếng Việt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác