Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 6: Ôn tập thực hành tiếng Việt (1)
Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 bài 6: Ôn tập thực hành tiếng Việt (1) chương trình mới sách kết nối tri thức. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu buổi chiều hoặc buổi 2. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT
Nội dung giáo án
NHIỆT LIỆT CHÀO ĐÓN CÁC EM VỀ VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Câu ghép có mấy loại? Đó là những loại nào? Mỗi loại câu ghép lấy
2 ví dụ.
Câu ghép
Đẳng lập
Chính phụ
- Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
- Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
- Bởi nó không nghe lời thầy cô giáo nên nó học hành chẳng ra sao cả!
- Nó không những thông minh mà nó còn chăm chỉ nữa.
Bài 6: Giải mã những bí mật
CÁC KIỂU CÂU GHÉP VÀ
PHƯƠNG TIỆN NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
Ôn tập thực hành tiếng Việt
NỘI DUNG BÀI HỌC
I
Nhắc lại kiến thức
II
Luyện tập
III
Vận dụng
PHẦN 1.
NHẮC LẠI KIẾN THỨC
Câu 1. Câu ghép là gì?
Câu 2. Câu ghép có mấy loại? Các vế của câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?
- Khái niệm câu ghép
- Là câu có từ hai cụm chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt trở lên.
- Mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ được gọi là một vế câu.
- Các loại câu ghép
Có 2 loại câu ghép:
Câu ghép đẳng lập
Câu ghép chính phụ
- Câu ghép đẳng lập
Quan hệ ý nghĩa
Phương tiện ý nghĩa
- Quan hệ thời gian.
- Quan hệ tương phản.
- Quan hệ lựa chọn.
- Quan hệ tăng cấp.
- Quan hệ bổ sung.
- Kết từ (và, nhưng, hoặc…).
- Cặp từ hô ứng (càng… càng…, vừa… vừa…, bao nhiêu… bấy nhiêu…).
- Câu ghép chính phụ
Quan hệ ý nghĩa
Phương tiện ý nghĩa
- Nguyên nhân – kết quả.
- Điều kiện, giả thiết – hệ quả.
- Nhượng bộ - tăng tiến.
- Sự kiện – mục đích.
- Cặp kết từ (tuy… nhưng, vì… nên, nếu… thì,…).
- Một kết từ ở vế phụ hay vế chính (tuy, nên…).
PHẦN 2.
LUYỆN TẬP
(Trả lời câu hỏi trắc nghiệm)
Câu 1. Đâu là các kiểu của câu ghép?
A. Câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ.
C. Câu ghép chính phụ, câu ghép rút gọn.
B. Câu ghép đẳng lập, câu ghép đặc biệt.
D. Câu ghép đặc biệt, câu ghép rút gọn.
Câu 2. Đâu là quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế của câu ghép đẳng lập?
C. Quan hệ tương phản.
A. Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
B. Quan hệ điều kiện, giả thiết – hệ quả.
D. Quan hệ nhượng bộ - tăng tiến.
Câu 3. Đâu là quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế của câu ghép chính phụ?
D. Quan hệ sự kiện – mục đích.
A. Quan hệ thời gian.
B. Quan hệ tương phản.
C. Quan hệ lựa chọn.
Câu 4. Câu sau thuộc kiểu câu gì?
Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh
(Trích “Đất rừng phương Nam”, Đoàn Giỏi)
A. Câu ghép đẳng lập.
C. Câu đặc biệt.
B. Câu ghép chính phụ.
D. Câu rút gọn.
Câu 5: Câu sau thuộc kiểu câu gì?
Nhưng Điền tin rằng: cái học thức của Điền tuy chẳng giúp Điền kiếm nổi miếng ăn, nhưng cũng có ích cho Điền nhiều lắm.
(Trích “Giăng sáng” – Nam Cao)
B. Câu ghép chính phụ.
A. Câu ghép đẳng lập.
C. Câu đặc biệt.
D. Câu rút gọn.
PHẦN 2.
LUYỆN TẬP
(Luyện tập vận dụng)
Bài 1. Trong các trích dẫn sau, trích dẫn nào là câu ghép chính phụ, trích dẫn nào là câu ghép đẳng lập?
- Bây giờ ngồi nhớ lại chuyện xưa, càng nghĩ tôi lại càng phục Kha là con người sớm biết, sớm khôn.
- Các anh thanh niên đến xem báo cáo, đọc sách nhờ, hoặc nói oang oang ở lán chúng tôi.
- Bây giờ tuy chưa đủ cả, nhưng cũng chẳng còn thiếu mấy.
Bài 1:
- Bây giờ ngồi nhớ lại chuyện xưa, càng nghĩ tôi lại càng phục Kha là con người sớm biết, sớm khôn.
Câu ghép đẳng lập.
- Các anh thanh niên đến xem báo cáo, đọc sách nhờ, hoặc nói oang oang ở lán chúng tôi.
Câu ghép đẳng lập.
- Bây giờ tuy chưa đủ cả, nhưng cũng chẳng còn thiếu mấy.
Câu ghép chính phụ.
Bài 2. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế ở những câu ghép dưới đây và cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
- Đôi khi, người đàn bà ngừng tay quay, đặt ống xuống gỡ một cái ghẻ tơ, hoặc nối một đoạn tơ xấu.
- Vì năm nay có chàng rể mới, nên ông Nhiêu dẫn đi nhiều nhà quá.
- Nàng xin quẻ thẻ rồi gài trong vành khăn, mang về nhờ người xem và đoán hộ.
- Em bảo nếu nó không về thì nhất quyết đánh nhau một trận.
Bài 2:
- Đôi khi, người đàn bà ngừng tay quay, đặt ống xuống gỡ một cái ghẻ tơ, hoặc nối một đoạn tơ xấu.
Câu ghép đẳng lập: hoặc.
- Vì năm nay có chàng rể mới, nên ông Nhiêu dẫn đi nhiều nhà quá.
Câu ghép chính phụ: vì... nên
- Nàng xin quẻ thẻ rồi gài trong vành khăn, mang về nhờ người xem và đoán hộ.
Câu ghép đẳng lập: và.
- Em bảo nếu nó không về thì nhất quyết đánh nhau một trận.
Câu ghép chính phụ: nếu… thì
PHẦN 3.
VẬN DỤNG
(Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi)
Em hãy đọc đoạn ngữ liệu và thực hiện theo các yêu cầu phía dưới.
Chẳng ai ăn trộm đồ đạc của ông lão, nhưng tốt hơn thì cứ đưa cánh buồm, cuộn dây nặng vào nhà bởi sương có thể làm chúng hỏng và dẫu cho lão có hoàn toàn tin chắc là chẳng có người địa phương nào ăn cắp của lão thì lão vẫn nghĩ cái móc và ngọn lao hẳn có sức cám dỗ khi để trên thuyền. Họ cùng đi bộ trên con đường đến lều ông lão rồi bước vào qua cánh cửa để ngỏ. Ông lão dựng cột buồm với lá buồm quấn quanh vào vách, thằng bé đặt cái thùng gỗ và mấy thứ khác bên cạnh. Cột buồm cao gần bằng chiều cao của căn lều một buồng. Vách lều được ghép bằng thân loài cọ xù xì có tên gọi là guano; trong lều có một cái giường, một cái bàn, một cái ghế và một cái bếp trên nền đất để nấu bằng than củi.
Trên bức tường màu nâu của những thân cọ guano đập giập với mấy chiếc lá cứng queo của chúng chồng lên nhau, là hai bức ảnh màu của Đức Chúa Jesus và Đức Mẹ Đồng Trinh xứ Cobre. Đấy là di vật của vợ lão. Có dạo bức ảnh tô màu của vợ lão cũng được treo trên tường nhưng rồi lão đã tháo xuống bởi nó khiến lão càng cô đơn hơn khi nhìn thấy, lão để nó trên giá trong góc dưới chiếc sơ mi sạch của lão.
(Trích “Ông già và biển cả” – Hemingway)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 4. Tìm các câu ghép có trong đoạn trích và cho biết phương tiện ngôn ngữ chủ yếu được dùng trong các câu ghép đó.
Câu 3. Đoạn trích miêu tả như thế nào về cuộc sống của ông lão? Từ đó, cho thấy cuộc sống của ông lão như thế nào?
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
--------------- Còn tiếp ---------------
Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, giáo án điện tử dạy thêm bài 6: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 9 kết nối, giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối bài 6: Ôn tập thực hành tiếng Việt
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác