Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Chuyện cơm hến
Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Chuyện cơm hến
A. Tác giả
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937, quê ở Quảng Trị, sống và làm việc nhiều năm ở Huế.
- Những sáng tác của ông toát lên cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Huế. Trong mảng tản văn, nhà văn thể hiện vốn văn hoá sâu rộng, cách tiếp cận đời sống độc đáo, tâm hồn nhạy cảm, ngòi bút tài hoa, cái tôi công dân giàu trách nhiệm với xã hội.
- Một số tác phẩm chính của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1984), Huế - Di tích và con người (2001), Miền cỏ thơm (2007),...
B. Tác phẩm
1. Thể loại:
Chuyện cơm hến thuộc thể loại tùy bút
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Tác phẩm Chuyện cơm hến được trích trong “Huế - Di tích và con người” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, xuất bản năm 2001.
3. Phương thức biểu đạt:
Văn bản Chuyện cơm hến có phương thức biểu đạt là tự sự
4. Người kể chuyện:
Văn bản Chuyện cơm hến được kể theo ngôi thứ nhất
5. Tóm tắt văn bản Chuyện cơm hến:
Bài văn giới thiệu về món cơm Hến đặc sản của Huế cùng tình cảm mà tác giả dành cho món ăn quê hương mình.
6. Bố cục bài Chuyện cơm hến:
Chuyện cơm hến có bố cục gồm 2 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “những “đồ giả””): Món cơm hến, đặc sản xứ Huế
- Phần 2 (còn lại): Món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa của Huế
Xem toàn bộ: Soạn bài 5 Văn bản đọc Chuyện cơm hến
Bình luận