Phân tích tác phẩm Chuyện cơm hến
Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Chuyện cơm hến
Mỗi một vùng miền lại có một phong cách ẩm thực khác nhau hoặc tương đồng với nhau. Ở những miền nóng, con người thường ưa chuộng những món ăn có tính mát, tính hàn. Ngược lại, ở những vùng lạnh, người ta thường chế biến ra các món ăn có vị cay, vị nồng với tác dung giữ nhiệt cho cơ thể. Điều đó được thể hiện rõ nét ở hai miền Nam – Bắc của nước ta.
Ở Miền Bắc, với khí hậu lạnh vào mùa đông nên người miền Bắc thường ăn cay hơn, đồ ăn cũng thường được chế biến và ăn ngay lúc nóng để đảm bảo hương vị giống như các mốn lẩu, phở. Tuy nhiên, ở miền Nam, với khí hậu nóng hơn, người dân lại ưa chuộng các món canh và các món cũng được chế biến với vị ngọt nhiều hơn.
Món cơm hến cho thấy phong cách ăn uống của người Huế mặc dù rất dân dã nhưng cũng rất cầu kì, kỹ tính. Cả người làm ra món cơm hến và người ăn món cơm hến đều rất coi trọng, chú trọng đến vị đặc trưng của món ăn. Món cơm hến cho thấy đặc trưng trong ăn uống của người Huế: ăn cay – “cay dễ sợ”, “cay chảy nước mắt”. Có nhiều người vẫn chưa thấy thỏa thích với độ cay ban đầu của cơm hến mà cần gọi thêm một trái ớt tươi,…Mặt khác, món cơm hến là kết quả của một nghệ thuật chế biến tỉ mỉ, cầu kì rất đặc trưng của người Huế. Qua món cơm hến, ta thấy người Huế đã nâng một món ăn bình dân lên thành nghệ thuật ẩm thực.
Cái tôi của tác giả được thể hiện trong “Chuyện cơm hến” là cái tôi yêu quê hương. Tác giả quá đỗi tự hào và quý mến những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của quê hương mình. Đồng thời, đó cũng là cái tôi bày tỏ quan điểm về cải tiến, phá cách món ăn quê hương. Ông mong muốn những món ăn này vẫn giữ nguyên được hương vị và giá trị của mình.
Xem toàn bộ: Soạn bài 5 Văn bản đọc Chuyện cơm hến
Bình luận