Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy’’ qua việc phân tích ba khía cạnh sau

Câu 1: (Trang 79 - SGK Ngữ văn 10) Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy’’ qua việc phân tích ba khía cạnh sau :
- “Thầy’’ liên tiếp bị đặt vào tình huống nào ?
 - “Thầy’’ đã giải quyết tình huống đó ra sao ?
 - Trong quá trình giải quyết các tình huống, “thầy’’ đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào ?


  • Mở đầu câu truyện: Giới thiệu nhân vật thầy đồ dốt nát nhưng lại cố tỏ ra khoe khoang như mình là người văn hay chữ tốt. Đó là mâu thuẫn giữa dốt nhưng lại khoe khoang
    • Dốt tới mức một chữ tối thiểu trong sách cũng không biết đọc biết viết.
    • Dốt nhưng lại tự cho mình là một người hiểu rộng tài cao, tự cho mình là giỏi.
    • Dốt lại khi biết mình dốt nhưng lại cố tình dấu đi cái dốt ấy để che mắt mọi người.
  • Mâu thuẫn tự nhiên ở đây đó là đã dốt rồi lại giấu dốt, tìm đủ mọi cách để che đậy cái sự dốt của mình, càng đậy rồi cái bản chất dốt nát lại càng bị lộ tẩy. Các tình huống được thể hiện đó là:
    • Tình huống 1: Gặp chữ “ kê” khi học trò hỏi gấp thầy không biết chữ đấy là chữ gì liền đoán bừa một phen “ dủ dỉ là con dù dì”. Sau đó còn dặn học trò khẽ khẽ kẻo người khác nghe thấy biết cái sai của mình. Không chỉ vậy thầy đồ lại còn bầy trò cúng thổ công xem đúng hay sai, xem cho chắc chắn, rồi lại cho mình là đúng còn bắt học trò đọc to .Qua đó không chỉ nói lên cái dốt nát của một thầy đồ “lởm” mà còn nói lên việc thầy đồ đã dốt lại còn mê tín.Nhân dân còn chê cười cái dốt của thổ công ==> Cách xử lí ở đây là nhờ đến thổ địa, nhưng là dốt nên mê tín để giúp che giấu sự dốt của mình.
    • Tình huống 2: Khi bố của học trò hỏi thì vẫn cái việc che giấu dốt của mình, thầy đồ vẫn biện đủ lí do, lí sự chống chế, giải thích theo cái lí sự cùn của mình. Thầy còn nghĩ “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa “ . Biết được và tự nhận thức được cái dốt của mình ==> Cách xử lý của thầy đồ luôn giải thích vòng vo, thiếu logic, tự lật tẩy bản chất dốt của chính mình.
  • Qua chỉ hai tình huống, cái bản chất "dốt" của thầy đồ đã được bộc lộ rõ ra. Cái mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật này là dốt >< khoe giỏi. Thầy đồ đi dạy học mà dốt đến mức cái chữ tối thiểu trong sách cũng không biết, không đọc được. Dốt như vậy mà thầy đồ vẫn ham khoe giỏi (sau khi khấn thổ công, "thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to"). Sự hài ước của câu chuyện lên đến đỉnh điểm khi thầy đồ, dù đã biết mình dạy dốt vẫn cứ nhất quyết bao biện cho mình bằng một cái "lí sự cùn" hoàn toàn không thể tin tưởng được. Tất cả những hành động cố gắng "lấp liếm" cái dốt này, quả thực chỉ làm cho thầy đồ càng thảm hại hơn thôi.

Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Tam đại con gà
Từ khóa tìm kiếm Google: soạn văn câu 1 Tam đại con gà, soạn bài câu 1 Tam đại con gà, gợi ý soạn bài câu 1 Tam đại con gà, soạn văn chi tiết câu câu 1 Tam đại con gà

Bình luận

Giải bài tập những môn khác