Soạn bài Ôn tập tổng hợp: mục B Hoạt động luyện tập

B. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập tiếng việt

a.Đọc sơ đồ dưới đâu và tìm ví dụ thích hợp để điền vào chỗ trống:

………

c. Đọc sơ đồ dưới đây và tìm ví dụ thích hợp điền vào các chỗ trống:

2. Luyện tập về kĩ năng đọc hiểu văn bản.

a. Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tự sự Việt Nam đầu thế kỉ XX (Ví dụ: truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn)

…………..

3. Luyện tập về kĩ năng viết văn bản.

a) Trình bày những hiểu biết về văn nghị luận

……

b) Lập dàn ý cho đề văn sau:

4. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

a. Nêu chủ đề của đoạn văn.

b. Đoạn văn trên chủ yếu sủ dụng phép lập luận nào?

……….


1. Luyện tập tiếng việt

a. Ví dụ: Chiều nay đi đá bóng không Minh?

- Không

c. VD: Điệp ngữ ngắt quãng:

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Điệp ngữ nối tiếp: Tôi yêu vùng đất nơi đây, tôi yêu con người, tôi yêu cuộc sống nơi đây nó cho tôi những cảm giác lạ thường.

Điệp ngữ chuyển tiếp: 

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy.

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp:

VD: Liệt kê không theo cặp: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. (Không theo cặp)

Liệt kê tăng tiến và không tăng tiến:

VD: Tiếng việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội việt nam và của dân tộc việt nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc,quốc gia. (Liệt kê tăng tiến)

2. Luyện tập về kĩ năng đọc hiểu văn bản.

a. Truyện Sống chết mặc bay:

  • Nội dung: truyện phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan thờ ơ, vô trách nhiệm. Qua đó cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai
  • Giá trị nghệ thuật: là truyện ngắn viết bằng chữ Quốc ngữ. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y.

b. Nội dung và nghệ thuật các truyện

1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

  • Nội dung: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
  • Nghệ thuật: Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu chọn lọc. Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, biện pháp liệt kê hiệu quả

2. Đức tính giản dị

  • Nội dung: Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Nghệ thuật: Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục. Lập theo trình tự hợp lí.

3. ý nghĩa văn chương

  • Nội dung: Văn bản nêu lên quan điểm của Hoài Thanh : Văn chương có nguồn gốc từ tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương phản ánh và sáng tạo ra sự sống, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, sâu sắc
  •  Nghệ thuật: Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận. Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục. Lời văn giản dị, giàu cảm xúc, hình ảnh.

4. Sự giàu đẹp của tiếng việt

  • Nội dung: bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc
  • Nghệ thuật: Giải thích ngắn gọn mà rõ ý. Chứng minh bằng chứng cứ cụ thể và toàn diện.

c. Giá trị nội dung và thông điệp từ Ca Huế trên sông Hương

  • Nội dung: Cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình.
  •  Thông điệp: Đã là ng Việt Nam thì phải giữ gìn bảo vệ truyền thống quý báu của dân tộc....

3. Luyện tập về kĩ năng viết văn bản.

(1) Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

Mục đích: Giúp người đọc, ngươi nghe tin, hiểu, tán đồng hành động theo mình

Bố cục 3 phần:

  • Mở bài: giới thiệu khái quát ý nghĩa vấn đề nghị luận
  • Thân bài: Gồm luận điểm và luận cứ Luận cứ gồm lý lẽ, chứng cứ Lập luận là trình tự sắp xếp, tổ chức, bố cục của vấn đề nêu ra
  • Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận trên và bài học ý nghĩa.

(2) Văn bản hành chính thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những í kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết

Cách làm: Cần có những nội dung sau 

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ
  • Địa điểm và ngày tháng làm văn bản
  • Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản
  • Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản
  • Nội dung thông báo , đề nghị báo cáo
  • Chữ kí và họ tên người gửi văn bản

b. Lập dàn ý đề văn Tinh thần yêu nước của con người Việt Nam. Xem tại đây

4. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

a. Chủ đề của đoạn văn: Hồ Chí Minh là người Việt Nam,Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết .

b. Phép lập luận:  chứng minh

c. Phép tu từ sử dụng nhiều nhất: liệt kê

d. Chuyển: 

  • Các câu tục ngữ được Người khéo dùng
  • Những thứ ấy vẫn được Người ưa thích

e. Viết đoạn văn:

Có một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ , đó là chủ tịch Hồ Chí Minh. Vẻ đẹp của Người mang đậm dấu ấn Việt Nam, một vẻ đẹp đơn sơ nhưng cũng thật giản dị, mộc mạc, cao quý lạ thường.  Bất cứ cương vị nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ nhưng Người luôn nghĩ về dân: “Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Chính tình yêu thương bao la, chân thành và tha thiết ấy đã tạc nên tượng đài Hồ Chí Minh bất tử trong lòng người dân Việt Nam. Tấm gương người cũng vì thế mà trở thành tấm gương mà chúng ta noi theo, cần “Sống, chiến đấu ,lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại ”.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác