Giải Bài tập 9 trang 89 sgk Toán 8 tập 1 Chân trời
Bài tập 9 trang 89 sgk Toán 8 tập 1 CTST: Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi H, D lần lượt là trung điểm của các cạnh BC và AB.
a) Chứng minh rằng tứ giác ADHC là hình thang.
b) Gọi E là điểm đối xứng với H qua D. Chứng minh rằng tứ giác AHBE là hình chữ nhật.
c) Tia CD cắt AH ở M và cắt BE ở N. Chứng minh tứ giác AMBN là hình bình hành.
a) Ta có D, H lần lượt là trung điểm của AB và BC.
⇒DH là đường trung bình của tam giác ABC.
⇒DH//AC⇒ Tứ giác ADHC là hình thang.
b) ΔABC cân tại A có AH là đường trung tuyến (H là trung điểm của BC)
⇒AH là đường cao của tam giác ABC.
⇒AH⊥BC tại H.
Tứ giác AHBE có AB và EH cắt nhau tại D (gt)
D là trung điểm của AB (gt)
D là trung điểm của EH (E là điểm đối xứng với H qua D),
$\widehat{NED}=\widehat{DHM}$ (hai góc so le trong và EB // AH)
Và $\widehat{EDN}=\widehat{HDM}$ (hai góc đối đỉnh), do đó ΔEND=ΔHDM(g.c.g)
⇒ND=MD⇒Dlà trung điểm của NB (D∈NM)
Mặt khác D là trung điểm của AB (gt) và NM, AB cắt nhau tại D (gt)
Do đó tứ giác AMBN là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
Xem toàn bộ: Giải toán 8 chân trời bài Bài tập cuối chương 3
Bình luận