Giải Bài tập 8 trang 89 sgk Toán 8 tập 1 Chân trời
Bài tập tự luận
Bài tập 8 trang 89 sgk Toán 8 tập 1 CTST: Cho hình bình hành ABCD. Các điểm E, F thuộc đường chéo AC sao cho AE = EF = FC. Gọi M là giao điểm của BF và CD, N là giao điểm của DE và AB. Chứng minh rằng:
a) M, N theo thứ tự là trung điểm của CD, AB
b) EMFN là hình bình hành
a) Gọi I là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD
⇒I là trung điểm của AC và BD ⇒IA=IC
⇒IA–AE=IC–FC (vì AE=FC)
⇒EI=FI⇒I là trung điểm của EF.
Tứ giác DEBF có DB và EF cắt nhau tại I (I là tâm đối xứng, E,F∈AC)
I là trung điểm của BD và I là trung điểm của EF.
Do đó tứ giác DEBF là hình bình hành
⇒DE//BF⇒EN//BF(N∈DE)
Mà E là trung điểm của AF (AE=EF) nên N là trung điểm của AB.
ΔDEC có MF//DE(DE//BF,M∈BF) và F là trung điểm của EC (EF=FC)
⇒M là trung điểm của CD.
b) Ta có
AN=$\frac{AB}{2}$ (N là trung điểm của AB)
MC=$\frac{CD}{2}$ (M là trung điểm của CD)
AB=CD (ABCD là hình bình hành)
⇒AN=MC
Xét tam giác AEN và tam giác MFC ta có :
AE=FC(gt)
AN=MC (gt)
$\widehat{NAE}=\widehat{FCM}$ (hai góc so le trong và AB // CD)
Do đó ΔAEN=ΔCFM(c.g.c)
Tứ giác EMFN có EN // MF (DE//BF,N∈DF,M∈BF)
Và EN=MF(ΔAEN=ΔCFM). Do đó tứ giác EMFN là hình bình hành.
Xem toàn bộ: Giải toán 8 chân trời bài Bài tập cuối chương 3
Bình luận