Giải Bài tập 11 trang 89 sgk Toán 8 tập 1 Chân trời

Bài tập 11 trang 89 sgk Toán 8 tập 1 CTST: Cho hình bình hành ABCD có AB = 2AD. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AB và CD. Gọi I là giao điểm của AF và DE, K là giao điểm của BF và CE.

Chứng minh rằng:

a) Tứ giác AECF là hình bình hành.

b) Tứ giác AEFD là hình gì ? Vì sao ?

c) Chứng minh tứ giác EIFK là hình chữ nhật.

d) Tìm điều kiện của hình bình hành ABCD để tứ giác EIFK là hình vuông.


Giải Bài tập 11 trang 89 sgk Toán 8 tập 1 Chân trời

a) Ta có $AE=EB=\frac{AB}{2}$ (E là trung điểm của AB),

$DF=FC=\frac{CD}{2}$ (F là trung điểm của CD)

Và AB=CD(ABCD là hình bình hành)

⇒AE=CF=EB=DF

Tứ giác AECF có AE // CF (AB // CD, E∈AB,F∈CD) và AE=CF

⇒AECF là hình bình hành.

b) Ta có : AB=2AD(gt) và AB=2AE  (E là trung điểm của AB) => AD = AE

Tứ giác AEFD có AE // DF và AE=DF(chứng minh câu a)

⇒ Tứ giác AEFD là hình bình hành

Mà AE=AD (chứng minh trên) nên AEFD là hình thoi.

c) Ta có AF⊥DE tại I (AEFD là hình bình hành)

Và AF//EC(AECF là hình bình hành) ⇒EC⊥DE⇒$\widehat{IEK}=90^{\circ}$

Ta có EF=AE(AEFD là hình thoi)

Và AE=$\frac{1}{2}AB$ (E là trung điểm của AB) ⇒EF=$\frac{1}{2}AB$

ΔAFBcó FE là đường trung tuyến (E là trung điểm của AB) và EF=$\frac{1}{2}AB$

⇒ΔAFB vuông tại F ⇒$\widehat{IFK}=90^{\circ}$

Tứ giác EIFK có :

$\widehat{EIF}=90^{\circ}$ (IE⊥IFtại I)

$\widehat{IEK}=90^{\circ}$

$\widehat{IFK}=90^{\circ}$

Do đó tứ giác EIFK là hình chữ nhật.

d) Ta có tứ giác EIFK là hình chữ nhật.

I là trung điểm của ED (tứ giác AEFD là hình bình hành)

Tương tự K là trung điểm của EC.

Do đó IK là đường trung bình của tam giác ECD ⇒IK⊥CD

Mặt khác AD // EF (tứ giác AEFD là hình bình hành)

Do đó tứ giác EIFK là hình vuông.

⇔ Hình chữ nhật EIFK có IK⊥EF⇔IK⊥AD⇔AD⊥CD

⇔ Hình bình hành ABCD có $\widehat{ADC}=90^{\circ}$

Vậy điều kiện của hình bình hành ABCD là $\widehat{ADC}=90^{\circ}$ để tứ giác EIFK là hình vuông.


Trắc nghiệm Toán 8 chân trời sáng tạo bài tập cuối chương III

Bình luận

Giải bài tập những môn khác