Giải Bài tập 10 trang 89 sgk Toán 8 tập 1 Chân trời
Bài tập 10 trang 89 sgk Toán 8 tập 1 CTST: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Gọi M, N, E lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC.
a) Chứng minh tứ giác ANEB là hình thang vuông.
b) Chứng minh tứ giác ANEM là hình chữ nhật.
c) Đường thẳng song song với BN kẻ từ M cắt tia EN tại F. Chứng minh rằng tứ giác AFCE là hình thoi.
d) Gọi D là điểm đối xứng của E qua M. Chứng minh rằng A là trung điểm của DF.
a) N, E lần lượt là trung điểm của AC và BC (gt);
⇒NE là đường trung bình của tam giác ABC.
⇒NE//AB⇒ Tứ giác ANEB là hình thang.
Mà $\widehat{NAB}=90^{\circ}$ (ΔABC vuông tại A)
Do đó tứ giác ANEB là hình thang vuông.
b) M, E lần lượt là trung điểm của AB và BC (gt);
⇒ME là đường trung bình của tam giác ABC ⇒ME//AC⇒ME//AN(N∈AC)
Mà AM//NE(AB//NE,M∈AB) nên tứ giác AMEN là hình bình hành.
Hình bình hành AMEN có $\widehat{MAN}=90^{\circ}$ nên là hình chữ nhật.
Tứ giác BMFN có: MF // BN (gt) và BM // FN (AB // NE, M∈AB,F∈EN)
Do đó tứ giác BMFN là hình bình hành ⇒BM=FN
Mặt khác NE=AM (Tứ giác ANEM là hình chữ nhật) và AM=BM. Do đó FN=NE
Tứ giác AFCE có N là trung điểm của AC, EF ⇒Tứ giác AFCE là hình bình hành.
Mà AC⊥EF, do đó tứ giác AFCE là hình thoi (dấu hiệu nhận biết hình thoi)
d) Tứ giác ADBE có DE và AB cắt nhau tại M (gt)
M là trung điểm của AB (gt)
M là trung điểm của DE (D đối xứng với E qua M)
Do đó tứ giác ADBE là hình bình hành => AD // BE
Mà AF // EC (AECF là hình thoi) do đó AD, AF cùng thuộc 1 đường thẳng (tiên đề Ơ-clit)
⇒A,D,F thẳng hàng(1)
Mặt khác AD = BE (ADBE là hình bình hành), AF=EC (AECF là hinh thoi) và BE=EC (E là trung điểm của BC) ⇒AD=AF(2)
Từ (1) và (2) suy ra A là trung điểm của DF.
Xem toàn bộ: Giải toán 8 chân trời bài Bài tập cuối chương 3
Bình luận