Đề số 5: Đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối bài 21 Phenol

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Phenol không thể phản ứng được với

  • A. Phi kim
  • B. Kim loại kiềm
  • C. Dung dịch base
  • D. Muối sodium carbonate

Câu 2: Do ảnh hường của nhóm -OH, phản ứng thế nguyên tử hydrogen ở vòng benzenee của phenol xảy ra……so với benzenee

  • A. Khó hơn
  • B. Giống
  • C. Dễ hơn
  • D. Đáp án khác

Câu 3. Khi thổi khí CO2 dư vào dung dịch C6H5Ona, muối vô cơ thu được phải là NaHCO3 vì

  • A. phenol là chất kết tinh, ít tan trong nước lạnh
  • B. tính acid của H2CO3 > C6H5OH > HCO3
  • C. CO2 là một chất khí
  • D. Nếu tạo ra Na2CO3 thì nó sẽ bị CO2 dư tác dụng tiếp theo phản ứng Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3

Câu 4. Cho dung dịch bromine dư vào a gam dung dịch phenol (C6H5OH), thu được 33,1 gam kết tủa. Giá trị của a là

  • A. 4,7 gam.         
  • B. 47 gam                             
  • C. 9,4 gam 
  • D. 94 gam

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Cho biết khái niệm và công thức của  phenol?

Câu 2 (2 điểm): Phản ứng nitro hoá phenol – tổng hợp picric acid

Thí nghiệm nitro hoá phenol được tiến hành như sau:

- Cho 0,5 g phenol và khoảng 1,5 mL H2SO4 đặc vào ống nghiệm, đun nhẹ hỗn hợp trong khoảng 10 phút để thu được chất lỏng đồng nhất.

- Để nguội ống nghiệm rồi ngâm bình trong cốc nước đá.

- Nhỏ từ từ 3 mL dung dịch HNO3 đặc vào hỗn hợp và lắc đều. Nút bằng bông tầm dung dịch NaOH.

- Đun cách thuỷ hỗn hợp trong nồi nước nóng 15 phút.

- Làm lạnh hỗn hợp rồi đem pha loãng hỗn hợp với khoảng 10 mL nước cất, picric acid kết tủa ở dạng tinh thể màu vàng.

Hãy giải thích hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học của phản ứng.

 

Chú ý: Thí nghiệm thực hiện trong tủ hốt hoặc nơi thoáng khí. Cần thận trọng khi làm việc với dung dịch HNO3 đặc và dung dịch H2SO4 đặc.


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

C

B

C

 

Tự luận: 

Câu 1 (4 điểm) Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene. Hợp chất phenol đơn giản nhất có công thức là C6H5OH cũng có tên gọi riêng là phenol.

Câu 2

Phenol tác dụng với HNO3 đặc có xúc tác là H2SO4 đặc, nóng tạo 2,4,6 – trinitrophenol (picric acid). Picric acid là hợp chất hóa học có tính axit rất mạnh và tồn tại ở dạng tinh thể rắn màu vàng.

c


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 21 Phenol, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 21

Bình luận

Giải bài tập những môn khác