Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Cánh diều bài 6 Lão Hạc

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tác giả đã hóa thân thành nhân vật nào trong tác phẩm?

  • A. Lão Hạc.
  • B. Con trai lão Hạc.
  • C. Vợ ông giáo.
  • D. Ông giáo.

Câu 2: Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết?

  • A. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng
  • B. Lão Hạc rất thương con
  • C. Lão Hạc ăn phải bả chó
  • D. Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người

Câu 3: Nhân vật Binh Tư xuất hiện có tác dụng làm nổi bật phẩm chất nào ở nhân vật lão Hạc?

  • A. Lão rất biết tận dụng thời cơ để cải thiện cuộc sống.
  • B. Lão Hạc trước sau vẫn sống một cuộc đời đạm bạc, thật thà và lương thiện.
  • C. Lão Hạc rất hiền lành, không quan tâm đến chuyện hàng xóm.
  • D. Lão Hạc rất yêu thương con và yêu thương cậu Vàng.

Câu 4: Dấu ba chấm (dấu chấm lửng) được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một con người thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gói Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm đáng buồn…”

(Lão Hạc, Nam Cao)

  • A. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết
  • B. Làm dãn nhịp điệu câu văn
  • C. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng đau đớn tỏng lòng ông giáo
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 5: Câu văn “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!” biểu hiện điều gì?

  • A. Sự chua chát của lão Hạc khi nói về thân phận của mình
  • B. Sự tự an ủi của lão Hạc đối với bản thân mình
  • C. Sự thương tiếc của lão Hạc đối với cậu Vàng
  • D. Đáp án khác

Câu 6: Đọc đoạn văn sau:

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn không nỡ giận”.

Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo?

  • A. Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống nói chung
  • B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người
  • C. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình
  • D. Thương hại đối với lão Hạc và những người như lão Hạc

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trước khi chết, lão Hạc đã chuẩn bị những gì? Tìm các chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc.

Câu 2 (2 điểm): Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc”?


1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

B

B

D

A

B

2. Tự luận

Câu 1:

- Trước khi chết lão Hạc đã bán con vàng đi, sau đó nhờ ông giáo hai việc đó là nhượng lại đất cho ông giáo giữ hộ cho con trai lão và lo liệu ma chay cho mình. Cuối cùng sang nhà Binh Tư xin ít bả chó.

- Những chi tiết miêu tả cái chết của lão: “vật vã”, “đầu tóc rũ rượi”, “quần áo xộc xệch”, “hai mắt long sòng sọc”, “lão tru tréo, bọt mép sùi ra”, “khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, nảy lên”, “đau đớn và bất thình lình”,…

Câu 2:

- Nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão Hạc:

* Sau trận ốm lão rơi vào sự túng quẫn kiệt quệ.

* Phải bán con chó lão vừa như mất đi người bạn thân thiết lại mang cảm giác mình là người có lỗi, là người phản bội lừa dối con chó đáng thương tội nghiệp.

* Không muốn làm phiền người khác, dù sống cực khổ nhưng kiên quyết từ chối sự giúp đỡ.

* Vì không muốn xâm phạm đến số tiền ít ỏi và mảnh vườn nhỏ mà lão quyết giữ để dành cho đứa con trai đi phu xa.

-> Vì lòng tự trọng, vì tình yêu thương, và vì quá đỗi lương thiện mà lão Hạc phải tìm đến cái chết, Nam Cao đi đến vào tận nơi sâu thẳm của bị kịch tâm hồn: nhân cách con người.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác