Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Cánh diều bài 1 Gió lạnh đầu mùa

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất)

Câu 1: Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa, tại sao Sơn lại tặng áo cho Hiên?

  • A. Vì hôm đó là sinh nhật Hiên
  • B. Vì Hiên xin chiếc áo
  • C. Vì mẹ sai Sơn mang áo cho Hiên
  • D. Vì Sơn thương Hiên nghèo khổ, không có áo mặc

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không cho thấy mẹ Sơn là một người có tấm lòng yêu thương?

  • A. Yêu thương, chăm sóc Sơn và chị Lan
  • B. Cho mẹ Hiên vay tiền mua áo mới
  • C. Rơm rớm nước mắt khi nhớ về Duyên
  • D. Đi ăn cỗ chưa phát hiện ra việc Sơn cho Hiên áo ấm

Câu 3: Cái áo bông của Duyên có điều gì đặc biệt?

  • A. Chiếc áo đã cũ nhưng vẫn còn lành lặn.
  • B. Chủ nhân của chiếc áo là đứa em gái bé của Sơn, chết từ năm lên bốn tuổi.
  • C. Mọi người trong nhà đều phải khóc khi nhìn chiếc áo.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Ở đoạn Sơn đứng đợi chị mình về lấy áo cho Hiên, tại sao Sơn thấy “ấm áp vui vui”?

  • A. Vì cậu cảm thấy mình đã lừa được Hiên.
  • B. Vì cậu cảm thấy mình đang làm được một việc tốt.
  • C. Vì đó là cảm xúc tự nhiên của cơ thể.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đâu là nội dung chính của văn bản?

  • A. Đông đến, mọi người đều rét run. Gia đình Sơn thì có áo mặc nhưng một số gia đình thì không có, ví dụ như gia đình Hiên. Thấy thương chị em Sơn cho Hiên một cái bông mà chưa xin phép mẹ.
  • B. Cái lạnh của mùa thu nhẹ nhàng đi qua vùng quê hẻo lánh làm cho tất cả đều cảm thấy dễ chịu. Tất cả mọi người trong cái xóm nhỏ vui đùa cùng nhau.
  • C. Chị em Sơn bán cho Hiên một cái áo bông mà chưa hỏi ý kiến mẹ đã dẫn tới cuộc xung đột vũ trang giữa hai người đàn bà lực điền là mẹ Sơn và mẹ Hiên. Cuộc chiến phải nhờ tới sự can thiệp của nhiều người.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Truyện “Gió lạnh đầu mùa” có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Chỉ đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ.
  • B. Mang giá trị văn học rất cao, đại diện cho văn học Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng 8, thể hiện niềm tin vào cuộc chiến.
  • C. Tái hiện cho người đọc cái sự nghèo khổ của vùng nông thôn nước ta thời trước nhưng ở đó con người vẫn yêu thương, đùm bọc nhau, vẫn giữ những phẩm chất đáng quý.
  • D. Cả B và C.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn trong đoạn kết của truyện.

Câu 2 (2 điểm): Hãy nhận xét về nhan đề của văn bản.


1. Phần trắc nghiệm

 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

D

B

B

A

C

2. Tự luận 

Câu 1: 

– Cách ứng xử của mẹ Hiên: không cho con lấy đồ của người khác, đó là đức tính “đói cho sạch, rách cho thơm”.

– Cách ứng xử của mẹ Sơn: câu nói của mẹ Sơn “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?”, với cử chỉ “âu yếm ôm con vào lòng” chứa đựng biết bao tình thơm thảo. Từ chuyện con đem áo rét cho bạn dẫn đến việc người mẹ cho người đàn bà mò cua bắt ốc vay tiền để mua áo ấm cho con là những nét tươi sáng, ấm áp chứa đựng tình nghĩa, sự chia sẻ, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Đó là một việc làm đầy tình nghĩa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Tương trợ ‘lá lành đùm lá rách’, giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn đói rét là một đức tính quý báu của con người. Tình yêu thương đồng loại làm cho con người trở nên cao quý. 

=> Qua đó ta thấy được cách cư xử đúng đắn, tự trọng của một người mẹ nghèo khổ; cách cư xử nhân hậu, tế nhị của một người mẹ có điều kiện sống khá giả hơn. Với các con, cách cư xử của mẹ Sơn vừa nghiêm khắc vừa ấm áp, yêu thương. Cử chỉ và lời nói của bà giúp các con hiểu rằng: không nên tự tiện lấy áo của mẹ đem cho (mà cần phải xin phép mẹ) nhưng mẹ vui vì các con biết chia sẻ, giúp đỡ người khác...

Câu 2: 

- Nhan đề “Gió lạnh đầu mùa” được đặt theo cách là lấy tên một sự vật, sự kiện, hiện tượng, hình ảnh cụ thể,… có trong tác phẩm.

- Nhan đề tuy không khái quát nội dung chính của văn bản như cuộc sống nghèo khổ hay tấm lòng nhân hậu, thương cảm nhưng chính việc “gió lạnh” đến là tiền đề, là bối cảnh để phát sinh ra câu chuyện đáng nhớ cho mọi người. Đây là cách đặt nhan đề cho người đọc nhiều lắng đọng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác