Đề số 2: Đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối bài 6 Một số hợp chất của Nitrogen với Oxygen

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nitrogen phản ứng trực tiếp với oxygen ở nhiệt độ

  • A. 3 000 oC
  • B. 1 000 oC
  • C. 2 000 oC
  • D. 5 000 oC

Câu 2: Khi có tia lửa điện hoặc ở nhiệt độ cao, nitrogen tác dụng trực tiếp với oxygen tạo ra hợp chất X. Công thức của X là

  • A. N2O
  • B. NO2
  • C. NO
  • D. N2O5

Câu 3: Khí nào sau đây là tác nhân chủ yếu gây mưa acid?

  • A. N2
  • B. NO2
  • C. NH3
  • D. CH4

Câu 4: Nitrogen trong nhiên liệu hoặc sinh khối kết hợp với oxygen không khí là nguyên nhân hình thành loại NOx nào?

  • A. Không hình thành loại nào
  • B. NOx tức thời
  • C. NOx nhiệt
  • D. NOx nhiên liệu

Câu 5:  Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của nitric aicd?

  • A. Liên kết O – H phân cực mạnh về phía nguyên tử oxygen
  • B. Nguyên tử N có số oxi hóa +5, là số oxy hóa cao nhất của nitrogen
  • C. Nguyên tử N có số oxi hóa +5, là số oxy hóa thấp nhất của nitrogen
  • D. Liên kết N  O là liên kết cho – nhận

Câu 6: Acid nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng lọ acid nitric đặc trong phòng thí nghiệm có màu nâu vàng hoặc nâu là do

  • A. HNO3 oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu
  • B. HNO3 tự oxi hóa thành hợp chất có màu
  • C. HNO3 bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng
  • D. HNO3 hút nước mạnh tạo dung dịch có màu

Câu 7: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ, chất khí đó là

  • A. NO2
  • B. N2O
  • C. N2
  • D. NH3

Câu 8: Khi có tia lửa điện hoặc nhiệt độ cao nitrogen tác dụng trực tiếp với oxigen tạo ra hợp chất X. X tiếp tục tác dụng với oxigen trong không khí tạo thành hợp chất Y. Công thức của X, Y lần lượt là

  • A. N2O, NO.
  • B. NO2, N2O5.
  • C. NO, NO2.
  • D. N2O5, HNO3.

Câu 9: HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

  • A. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
  • B. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
  • C. CuS, Pt, SO2, Ag.
  • D. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.

Câu 10: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)

  • A. 1,2 lít.              
  • B. 0,6 lít.              
  • C. 0,8 lít.              
  • D. 1,0 lít.

 


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

B

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

C

D

C

 

GIẢI CHI TIẾT

Câu 10 :

HNO3 cần dùng ít nhất để hòa tan hỗn hợp khi tạo thành muối Fe(II)

Bảo toàn e: ne cho = 2nFe + 2nCu = 3nNO => nNO = 0,2 mol

Ta có: nNO3 = ne cho = 0,6

Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO3 + nNO = 0,6 + 0,2 = 0,8 mol

=> VHNO3 = 0,8 lít


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 6 Một số hợp chất của Nitrogen với Oxygen, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 6

Bình luận

Giải bài tập những môn khác