Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Cánh diều bài 5 Hịch tướng sĩ

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là một luận điểm của văn bản?

  • A. Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài, cả kể nhân cách con người lẫn cách dụng binh đánh giặc.
  • B. Tình trạng binh sĩ của quân đội nhà Trần trước chiến tranh Mông – Nguyên.
  • C. Khích lệ binh sĩ chuyên tâm học theo “Binh thư yếu lược" để đánh giặc cứu nước.
  • D. Vị thế đất nước khi Hốt Tất Liệt cử sứ giả đến giao chiến thư.

Câu 2: Tác giả đã sử dụng biện pháp gì khi nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ ở phần mở đầu?

  • A. So sánh
  • B. Liệt kê
  • C. Cường điệu
  • D. Nhân hóa

Câu 3: Lí lẽ tác giả đưa ra cho luận điểm “Những tấm gương trung nghĩa đời trước” là gì?

  • A. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào cũng có, được lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ. 
  • B. Nếu như muốn trở thành một tấm gương trung nghĩa cho thế hệ sau thì phải chuyên tâm rèn luyện thể lực, sức mạnh để đánh giặc.
  • C. Những tấm gương trung nghĩa đời trước vượt hơn con người chúng ta đời nay rất nhiều, đó là điều khó chấp nhận ở một xã hội phát triển hơn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Lí do nào khiến tác giả nêu gương đời trước và đương thời?

  • A. Để tăng sức thuyết phục đối với các tì tướng
  • B. Để cho dẫn chứng nêu ra được đầy đủ
  • C. Để buộc các tì tướng phải xem xét lại mình
  • D. Để chứng tỏ mình là người thông hiểu văn chương, sử sách

Câu 5: Câu văn nào không chứa yếu tố biểu cảm?

  • A. Giả sử các bậc đó khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!
  • B. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau!
  • C. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm … vui cười.
  • D. Cả A và B.

Câu 6: Cách sắp xếp các luận điểm có tác dụng như thế nào trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

  • A. Thể hiện một cái nhìn sáng tạo và hiện đại trong cách biểu đạt một nội dung có tính khuôn mẫu cao: kêu gọi mọi người đứng lên làm những việc nguy hiểm.
  • B. Tất cả đều hướng tới thực hiện mục đích của VB thuyết phục binh sĩ và người đọc sau này về quan điểm của tác giả.
  • C. Nâng tầm mục đích của văn bản, tạo dựng nên kết cấu chặt chẽ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Mối quan hệ ân tình giữa Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ là mối quan hệ theo đạo thần chủ hay quan hệ bình đẳng của những người cùng cảnh ngộ? Mối quan hệ ân tình ấy đã khích lệ điều gì ở tướng sĩ?


1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

B

A

A

C

B

2. Tự luận

Câu 1:

- Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được lột tả bằng những hành động thực tế và qua cách diễn đạt bằng những hình ảnh ẩn dụ:

+ Kẻ thù tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. 

+ Kẻ thù ngang ngược: đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ. 

+ Những hình tượng ẩn dụ "lưỡi cú diều", "thân dê chó" để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Trần Quốc Tuấn. Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan "lưỡi cú diều" - "sỉ mắng triều đình", "thân dê chó" – "bắt nạt tể phụ", Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.

Câu 2:

- Mối ân tình giữa Trần Quốc Tuấn và tướng sĩ dựa trên hai quan hệ: quan hệ chủ tướng và quan hệ cùng cảnh ngộ. 

+ Quan hệ chủ tướng để khích lệ tinh thần trung quân ái quốc.

+ Quan hệ cùng cảnh ngộ để khích lệ lòng ân nghĩa thuỷ chung của những người chung hoàn cảnh "lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười".

=> Nêu mối ân tình giữa mình và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi cũng như đối với tình cốt nhục.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác