Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Cánh diều bài 4 Đổi tên cho xã

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nội dung đoạn trích liên quan như thế nào với tên vở kịch “Bệnh sĩ”?

  • A. Liên quan trực tiếp. Đoạn trích nhằm phê phán thói xấu: thích sĩ diện, ham hư danh, mơ mộng, ảo tưởng
  • B. Có liên quan một phần. Đoạn trích đã phần nào nói lên tính sĩ của nhân vật ông Nha.
  • C. Không có liên quan. Đoạn trích không nói gì về bệnh sĩ.
  • D. Liên quan gián tiếp. Những điều mà ông Văn Sửu nói cho thấy ông rất hiểu tác hại của bệnh sĩ.

Câu 2: Điểm khác giữa cách trình bày kịch với cách trình bày một truyện ngắn là gì?

  • A. Sử dụng nhiều thủ pháp chứng minh, lời lẽ mang tính pháp luật.
  • B. Không phân chia đoạn, không có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
  • C. Tập trung vào lời thoại là chủ yếu, lời thoại được tách ra gắn với tên nhân vật ở đầu dòng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Mục đích của cuộc họp trong văn bản là gì?

  • A. Thảo luận về các chính sách đối ngoại của xã
  • B. Gặp mặt, lấy ý kiến giữa lãnh đạo của xã và nhân dân trong xã nhằm tiến tới một xã phát triển bậc nhất
  • C. Đổi tên, mục tiêu hoạt động của xã và các ban, bộ phận khác nhằm tiến tới một xã phát triển bậc nhất
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Đoạn chữ in nghiêng ở phần mở đầu có nhiệm vụ gì?

  • A. Tóm tắt nội dung của cảnh
  • B. Nêu bối cảnh, nhân vật
  • C. Nêu những yêu cầu đối với một vở kịch
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Xung đột trong hài kịch thường là sự mâu thuẫn giữa cái xấu với cái tốt. Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản?

  • A. Trong văn bản, ông Chủ tịch xã luôn lo cho dân cho nước nhưng người dân thì không như vậy.
  • B. Trong văn bản là mâu thuẫn giữa sự chân thực, thật thà với bệnh giả dối, ảo tưởng.
  • C. Trong văn bản có sự phối kết hợp giữa hình thức bề ngoài và thực tế bên trong.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Từ ngữ nào sau đây cho thấy sự ảo tưởng của chủ tịch xã?

  • A. Lịch sử xã ta mở sang một trang mới
  • B. Thay đổi trời đất, sắp đặt giang sơn…
  • C. Những trang chữ vàng chói lọi
  • D. Tất cả đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy nhận xét về các tên mới khi  được đổi tên trong văn bản.

Câu 2 (2 điểm): Hãy chỉ ra các chi tiết, lời nói gây cười trong văn bản.


1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

C

C

B

B

D

2. Tự luận

Câu 1:

Nhận xét: Những tên mới được đặt theo kiểu đặt tên của các ban ngành ở cơ quan, tổ chức, chính quyền cấp cao hay các công ty lớn. Điều này phần nào cho thấy thói ham hư vinh, học đòi của ông Toàn Nha.

Câu 2:

Những chi tiết, lời nói gây cười nằm ở:

- Những lời nói có tính cường điệu của ông Toàn Nha, nhân vật chính

- Đoạn thay đổi các chức vụ

- Đoạn triệt sản

- Đoạn ví von, so sánh của ông Nha.

- Đoạn ông Nha trình bày về phương án làm pháo.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác