Đề số 1: Đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối bài 16 Hydrocarbon không no

 I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Để chuyển hoá alkyne thành alkene ta thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác 

  • A. Ni, tº    
  • B. Mn, tº
  • C. Pd/ PbCO3, tº   
  • D. Fe, tº

Câu 2: Alkene là

  • A. Các hydrocarbon không no, mạch hở, có chứa bốn liên kết C=C trong phân tử
  • B. Các hydrocarbon không no, mạch hở, có chứa ba liên kết C=C trong phân tử
  • C. Các hydrocarbon không no, mạch hở, có chứa hai liên kết C=C trong phân tử
  • D. Các hydrocarbon không no, mạch hở, có chứa một liên kết C=C trong phân tử

Câu 3: Công thức chung của alkene là

  • A. CnH2n+2 (n ≥ 2)
  • B. CnH2n+1 (n ≥ 2)
  • C. CnH2n (n ≥ 2)
  • D. CnH2n-2 (n ≥ 2)

Câu 4: Hydrocarbon không no là những hydrocarbon trong phân tử có chứa

  • A. Chỉ gồm liên kết đơn
  • B. Liên kết bội
  • C. Halogen
  • D. Sulfur

Câu 5: Alkyne là các

  • A. Hydrocarbon không no, mạch hở, có chứa một liên kết ba
  • B. Dẫn xuất của hydrocarbon, mạch hở
  • C. Hydrocarbon không no, trong phân tử chứa đồng thời cả liên kết đôi và liên kết ba
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Trùng hợp ethene, sản phẩm thu được có cấu tạo là 

  • A. (–CH2=CH2–)n    
  • B. (–CH2–CH2–)n 
  • C. (–CH=CH–)n    
  • D. (–CH3–CH3–)n

Câu 7: Cho hợp chất sau : CH3-C≡C-CH(CH3)-CH3. Tên gọi của hợp chất theo danh pháp IUPAC là

  • A. 2-methylpent-1-yne
  • B. 2-methylpent-3-yne
  • C. 4-methylpent-2-yne
  • D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 8: Cho 4,2g alkene X phản ứng với 25,28g dung dịch KMnO4 25% thì phản ứng vừa đủ. Công thức phân tử của X là

  • A. C5H10    
  • B. C3H6
  • C. C4H8    
  • D. C6H12

Câu 9: Bốn hydrocarbon X, Y, Z và G đều là chất khí ở điều kiện thường. Khi phân hủy mỗi chất trên thành carbon và hydrogen, thể tích khí thu được đều gấp 2 lần lần thể tích ban đầu. Vậy X, Y, Z và G là

  • A. Đồng đẳng của nhau
  • B. Đồng phân của nhau
  • C. Những hydrocarbon có số nguyên tử hydrogen bằng 4
  • D. Những hydrocarbon có số nguyên tử carbon bằng 4

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn hydrocarbon X, dẫn toàn bộ sản phẩm lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 dư, bình 2 đựng 400ml dd Ca(OH)2 0,5M, không có khí đi ra khỏi bình 2. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng bình 1 tăng lên 3,6 gam, bình 2 có 10 gam kết tủa trắng. Công thức phân tử của X có thể là

  • A. C2H6 hoặc C3H8
  • B. CH4 hoặc C2H6
  • C. CH4 hoặc C3H4
  • D. C2H4 hoặc C4H8   


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

D

C

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

A

C

C

GIẢI CHI TIẾT

Câu 10:

Số mol Ca(OH)2 là: nCa(OH)2 = 0,5.0,4 = 0,2 mol;

Khối lượng bình 1 tăng là khối lượng của H2O: mH2O = 3,6/18 = 0,2 mol

Số mol CaCO3: nCaCO3 = 10/100 = 0,1 mol

TH1: Khí CO2 đi vào bình 2 chỉ sinh ra CaCO3:

nCO2 = nCaCO3 = 0,1 mol

nH2O > nCO2 ⇒ hidrocacbon X là ankan.

Số mol ankan là: nankan = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol.

Phương trình đốt cháy:

        CnH2n+ 2 + (3n+1)/2 O2 → nCO2 + (n+1)H2O

0,1                    0,1 mol

Ta có : 0,1n = 0,1 ⇒ n =1. Vậy CTPT của X là CH4

TH2: Khí CO2 đi vào bình 2 tạo ra 2 muối là CaCO3 và Ca(HCO3)2

nCa(HCO3)2 = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol

Bảo toàn nguyên tố C ta có: nCO2 = 0,1.2 + 0,1 = 0,3 mol

nCO2 > nH2O ⇒ Hidrocacbon là ankin

Phương trình đốt cháy: CnH2n-2 + (3n - 1)/2 O2 → nCO2 + (n - 1)H2O

Số mol ankin là: nankin = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol

Theo phương trình ta có: 0,1n = 0,3 ⇒ n = 3 . Vậy CTPT của ankin là: C3H4


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 16 Hydrocarbon không no, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 16

Bình luận

Giải bài tập những môn khác