Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 7 Kết nối bài 1: Văn bản đọc - Đi lấy mật

3.     VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: “Thằng Cò nghe tôi chịu thua, nó bèn vênh mặt lên cười”, “nó cũng không thèm chú ý đến vẻ mặt đăm đăm của tôi”, “nó chành môi ra cười hì hì, trông cái miệng thấy ghét quá”. Những câu văn này có bạn cho rằng An không có thiện cảm với Cò. Em có suy nghĩ gì về điều này?

Câu 2: Thông qua hai văn bản “Bầy chim chìa vôi” và “Đi lấy mật” em hiểu biết thêm gì về thế giới tự nhiên?

Câu 3: Tác giả muốn gửi gắm bài học/ ý nghĩa gì thông qua câu chuyện “Đi lấy mật”


Câu 1:

Theo em, tâm lí này thường thấy ở những đứa trẻ cảm thấy thua kém người bạn cùng trang lứa.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là An không có thiện cảm với Cò. Bằng chứng là những lời kể thể hiện sự ngạc nhiên, ngưỡng mộ mà An dành cho Cò.

- Thằng Cò coi bộ chưa thấm tháp gì. Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là!

- Tôi muốn hỏi về cái “sân chim”, nhưng vì tự ái và nghĩ nếu mình gặp cái gì cũng hỏi thì nó sẽ khinh mình dốt, bèn im im đi tới.

Câu 2: 

Điều em nhận ra, hai văn bản đã mang đến những kinh nghiệm bổ ích về thế giới tự nhiên. Đó là những thói quen làm tổ và đẻ trứng của chim chìa vôi, sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, hay cách gác kèo ong, cách “ăn ong” của người dân U Minh… Những kinh nghiệm này cho thấy các nhà văn phải có tri thức về thế giới tự nhiên, phải thật sự trải nghiệm thì mới có thể viết chính xác và chân thực, cung cấp cho người đọc những điều thú vị như vậy.

Câu 3: 

Qua đoạn trích trên, thông điệp mà tác gải muốn gửi gắm vào đó là chúng ta phải bảo vệ môi trường và các loài vật, đồng thời cũng cho thấy tình yêu và sự kết nối giữa con người và thiên nhiên là một điều vô cùng quan trọng trong cộc sống này


Bình luận

Giải bài tập những môn khác