Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 7 Kết nối bài 1: Văn bản đọc - Đi lấy mật
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Những đặc điểm, cảnh vật nào của rừng U Minh được miêu tả trong đoạn trích Đi lấy mật?
Câu 2: Người kể chuyện trong đoạn trích Đi lấy mật có điểm gì khác so với người kể chuyện trong truyện Bầy chim chìa vôi?
Câu 3: Xác định ngôi kể và người kể chuyện của văn bản Đi lấy mật. Thử chuyện vai kể sang nhân vật khác và nhận xét về sự thay đổi được tạo nên?
Câu 4: Liệt kê những ấn tượng của em về con người và rừng phương Nam.
Câu 5: Nêu bố cục văn bản “Đi lấy mật”
Câu 1:
Những đặc điểm, cảnh vật của rừng U Minh được miêu tả trong đoạn trích Đi lấy mật :
- Không khí mát lạnh
- Ánh sáng trong vắt
- Những con vật nhỏ bé trong khu rừng
- Tiếng chim hót líu lo
- Hương tràm ngây ngất, lan tỏa khắp khu rừng
- Trảng chi
Câu 2:
Người kể chuyện trong đoạn trích “Đi lấy mật” kể chuyện ngôi thứ nhất, trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình. Ngược lại, trong truyện Bầy chim chìa vôi, người kể chuyện ngôi thứ ba.
Câu 3:
- Truyện được kể ngôi thứ nhất, người kể chuyện là chú bé An. An kể lại chuyện đi “ăn ong”đầu tiên trong đời cậu cùng tía nuôi và Cò, nên nhiều điều đối với An rất lạ lẫm, mọi thứ đều mới mẻ.
- Nếu đổi vai kể sang nhân vật khác thì chắc chắn câu chuyện sẽ thay đổi, do điểm nhìn khác biệt, tính cách, kinh nghiệm và tâm lí của người kể cũng khác.
Câu 4:
Ấn tượng:
- Về con người: thuần hậu, hiền lành, chất phác
- Về rừng phương Nam: mang một vẻ đẹp phong phú, sống động.
Câu 5:
Phần 1: Bắt đầu từ đầu đến “không thể nào nghe được”, nó miêu tả suy nghĩ của An khi cùng tía nuôi đi lấy mật.
Phần 2: Tiếp theo đến “cây tràm thấp kia”, phần này mô tả cảnh sắc của đất rừng phương Nam xuất hiện trên con đường đi lấy mật.
Phần 3: Phần cuối cùng của bài viết miêu tả sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng giữa người dân vùng U Minh.
Bình luận