Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Trở gió

4.     VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hãy chỉ ra những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về trong văn bản Trở gió. Theo em, lí do nào khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng?

Câu 2: Viết đoạn văn Cảm nhận về tình cảm của tác giả trong Trở gió


Câu 1:  

- Những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về là:

+ Vừa mừng vừa bực.

+ Vương vấn những nỗi buồn khó tả.

+ Lo sợ khi nghĩ về sự chảy trôi của thời gian.

+ Khẩn trương trong tất cả những hành động của mình.

- Lí do khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng:

+ Khi gió về, lũ con nít nhảy cà tưng, mừng vì sắp được quần áo mới.

+ Gió chướng về đồng nghĩa với gió Tết

Câu 2: 

“Trở gió” là một tác phẩm hay của Nguyễn Ngọc Tư viết về quê hương. Tác giả đã bày tỏ tình cảm với quê hương qua tình yêu gió chướng. Nhà văn đã có những miêu tả thật tinh tế là “hơi thở gió rất gần”; “âm thanh ấy sẽ càng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không”; “mừng húm”; “hừng hực, dạt dào”; “Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng”. Và mỗi lần gió chướng về, Nguyễn Ngọc Tư đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau như “ Mừng đó, rồi bực đó”; “buồn, buồn muốn chết”; “Cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau”. Và dù xã hội ngày càng phát triển, nhưng nhà văn vẫn nhớ về quê hương, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của mình.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác