Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Trở gió

2.     THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào khi mùa gió chướng về.

Câu 2: So sánh tâm trạng của nhân vật “tôi” và má về gió chướng

Câu 3: Liệt kê những hình ảnh về quê hương gắn liền với gió chướng. Nêu nhận xét của em về các hình ảnh đó.

Câu 4: Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ: “Có ai bán một mùa gió cho tôi?”

Câu 5:  Câu cuối cùng của văn bản Trở gió gợi cho em suy nghĩ gì?


Câu 1: 

Tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang của nhân vật “tôi”:

+ Vừa mừng vừa bực

+ Chờ đợi hàng năm, nhưng đứng trước sân lại thấy “buồn muốn chết” vì bàn tay vẫn trắng, sắp già thêm một tuổi.

→ Cảm thấy chưa làm được gì mà một năm đã sắp trôi qua, một cảm giác mất mát không rõ ràng

+Tự thôi thúc bản thân cần sống vội vã hơn

→ Tâm trạng vừa buồn vừa vui, vừa mong ngóng lại vừa lo lắng không làm cho tình cảm và suy nghĩ của tác giả về mùa gió chướng thay đổi.

Câu 2: 

Nhân vật “tôi” và má coi gió chướng là gió Tết, nhưng tâm trạng lại khác nhau:

+ Nhân vật “tôi” mong chờ, háo hức

+ Má của nhân vật “tôi”: buồn, thở dài cái thượt

→ Nỗi lo của người lớn về một cái Tết đầy đủ cho gia đình.

Câu 3:

- Nhiều hình ảnh về quê hương gắn liền với gió chướng: nùi rơm, giồng bạc hà, con nước bờ sông, hình ảnh người mẹ tất tảo, buồng cau, tiếng chày quết bánh phồng thâm u trong rặng dừa nước…

→ Tất cả những hình ảnh quen thuộc, những kí ức, kỉ niệm quý giá không thể quên trong lòng tác giả gắn liền với quê hương vào thời gian gió chướng về mỗi năm

→ Chính những kí ức bình dị của tác giả lại là thứ có thể giết chết chính mình trong nỗi nhớ quê hương, bởi nó đã in sâu vào tiềm thức của tác giả cùng tình cảm sâu nặng mà tác giả dành cho những mùa gió chướng, quê hương và gia đình. 

Câu 4: 

Câu hỏi tu từ gợi một mùa gió nhưng lại là tất cả những kỉ niệm tuổi thơ, không khí Tết và tình cảm ấm áp mà tác giả cảm nhận được qua mùa gió ấy.

→ Câu hỏi cuối bài vừa làm tăng cảm xúc bâng khuâng, tha thiết trong tình yêu quê hương, vừa khiến ý hỏi vào hư vô, day dứt, dư âm trong lòng người đọc

Câu 5:  

Câu cuối cùng của văn bản khiến em nhận thấy tác giả có mối tình sâu nặng với quê hương. Dù có sống giữa cuộc sống hiện đại, có siêu thị đầy ắp dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành… thì tác giả vẫn luôn hướng về quê hương, luôn mong ngóng và chờ đợi gió chướng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác