Câu hỏi tự luận mức độ Thông hiểu Tiếng Việt 4 CTST bài 7 - Viết: Viết bài văn kể chuyện

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là “Ở lại với chiến khu”. 

Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói:

- Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên:

- Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo:

- Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động:

- Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em.

Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.

(Sưu tầm)

Câu 1: Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên.

Câu 2: Nêu nhiệm vụ của phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.

Câu 3: Diễn biến của câu chuyện được kể lại như thế nào?

Câu 4: Mở bài và kết bài của bài văn trên thuộc kiểu nào?

Câu 5: Qua bài văn trên, nêu những điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể chuyện?


Câu 1: 

- Mở bài: Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là “Ở lại với chiến khu”.

- Thân bài: Từ “Chuyện kể về” đến “nguyện vọng của các em”.

- Kết bài: Từ “Chuyện là vậy đấy” đến “thật đáng khâm phục”.

Câu 2: 

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện “Ở lại với chiến khu”.

- Thân bài: Kể lại câu chuyện “Ở lại với chiến khu”.

- Kết bài: Suy nghĩ của người viết về câu chuyện.

Câu 3: Kể lại từng sự việc gắn với mỗi địa điểm hoặc tình huống.

Câu 4: 

- Mở bài của bài văn trên thuộc kiểu mở bài trực tiếp.

- Kết bài của bài văn trên thuộc kiểu kết bài mở rộng.

Câu 5: 

Những điềm cần lưu ý:

- Bố cục của bài văn.

- Trình tự của các sự việc.

- Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác