Câu hỏi tự luận mức độ Thông hiểu Tiếng Việt 4 CTST bài 4 - Đọc: Thân thương xứ Vàm

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao tác giả nhận xét chợ Vàm Cái Đôi ôn hòa?

Câu 2: Em có suy nghĩ gì về cách gọi “rau ruộng”, “cá ruộng”, “đám cưới ruộng”,...?

Câu 3: Nội dung của bài đọc Thân thương xứ Vàm là gì?

Câu 4: Những chi tiết nào thể hiện sự ôn hòa của chợ Vàm Cái Đôi?

Câu 5: Vì sao khi đi xa, người dân xứ Vàm lại nhớ những hình ảnh bình dị ở quê hương mình?


Câu 1: Tác giả nhận xét chợ Vàm Cái Đôi ôn hòa vì chợ có những người mua bán rất thân thiện.

Câu 2: Cách gọi “rau ruộng”, “cá ruộng”, “đám cưới ruộng”,... gợi lên sự mộc mạc, dân dã, thôn quê của người dân Vàm Cái Đôi. Đó là cách gọi gần gũi, thân thương cho những sự vật quen thuộc, gắn bó của làng quê đồng ruộng.

Câu 3: Nội dung của bài đọc “Thân thương xứ Vàm”: Thể hiện nhịp sống của người dân nơi Vàm Cái Đôi. Đồng thời thể hiện cảm xúc, tình cảm của những người Vàm xa xứ đối với quê hương mình.

Câu 4: Chi tiết thể hiện sự ôn hòa của chợ Vàm Cái Đôi: Người tới trước, trải cái bao bố xẻ đôi ra làm dấu. Người tới sau thì kiếm chỗ nào còn trống mà ngồi. Người nào lỡ có lấn sang bên kia tí đỉnh thì cũng cười xòa, có nhiêu đâu, dân ruộng với nhau mà.

Câu 5: Người dân xứ Vàm nhớ những hình ảnh bình dị ở quê hương mình khi đi xa vì:

- Những hình ảnh ấy tái hiện cuộc sống lao động của người dân.

- Những hình ảnh ấy rất đỗi quen thuộc, tất cả đều in đậm trong tâm trí người xa quê.

- Những hình ảnh ấy là hình ảnh rất đặc trưng, gắn bó và gần gũi nhất của Vàm Cái Đôi.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác