Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối bài 3: Nhiệt độ. Thang nhiệt độ – nhiệt kế (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối tri thức bài 3: Nhiệt độ. Thang nhiệt độ – nhiệt kế (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhiệt độ cho biết điều gì?

  • A. Cho biết độ chênh lệch nhiệt năng của các vật khi chúng tiếp xúc nhau.
  • B. Cho biết trạng thái cân bằng nhiệt của các vật tiếp xúc nhau và chiều truyền nhiệt năng.
  • C. Cho biết trạng thái khi chúng tiếp xúc nhau và trạng thái khi không có sự truyền nhiệt năng giữa chúng.
  • D. Cho biết mốc năng lượng mà vật có thể đóng băng hoặc hóa hơi.

Câu 2: Đâu là công thức chuyển nhiệt độ từ thang Celsius sang thang Kelvin?

  • A. T (K) = t (0C) + 273.
  • B. T (K) = 1,8t (0C) + 32.
  • C. T (K) = t (0C) – 273.
  • D. T (K) = 1,8t (0C) – 32.

Câu 3: Thiết bị nào dùng để đo nhiệt độ được chế tạo dựa trên một số tính chất vật lí phụ thuộc vào nhiệt độ?

  • A. Ampe kế.
  • B. Công tơ điện. 
  • C. Nhiệt kế.
  • D. Vôn kế.

Câu 4: Tính chất vật lí được sử dụng nhiều trong việc chế tạo nhiệt kế là gì?

  • A. Sự truyền nhiệt.
  • B. Sự nở dài của chất rắn.
  • C. Đối lưu.
  • D. Sự nở vì nhiệt.

Câu 5: Khi hai vật có nhiệt độ chênh lệch tiếp xúc nhau thì nhiệt năng được truyền như thế nào?

  • A. Truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
  • B. Truyền từ vật có nhiệt độ thấp sang vật có nhiệt độ cao.
  • C. Không có sự truyền nhiệt năng giữa chúng.
  • D. Vật ở trạng thái cân bằng nhiệt.

Câu 6: Kết luận nào dưới đây không đúng khi nói về thang nhiệt độ Celsius?

  • A. Kí hiệu của nhiệt độ là t.
  • B. 10C tương đương với 273 K.
  • C. Đơn vị đo nhiệt độ là 0C.
  • D. Chọn mốc nhiệt độ nước đá đang tan ở áp suất 1 atm là 00C.

Câu 7: Trong thang nhiệt độ Kelvin, nhiệt độ của nước đang sôi là

  • A. 273 K.
  • B. 212 K.
  • C. 373 K.
  • D. 312 K.

Câu 8: Nhiệt độ của nước đang sôi trên thang nhiệt độ Fahrenheit là

  • A. 320F.
  • B. 2730F.
  • C. 1000F.
  • D. 2120F.

Câu 9: Kết luận nào dưới đây không đúng khi nói về thang nhiệt độ Kelvin?

  • A. Kí hiệu của nhiệt độ là T.
  • B. Nhiệt độ không tuyệt đối, được định nghĩa là 0 K.
  • C. Nhiệt độ điểm ba của nước, được định nghĩa là 273,16 K.
  • D. Mỗi độ chia trong thang nhiệt độ Kelvin có độ lớn bằng 1/100 khoảng cách giữa hai nhiệt độ mốc của thang nhiệt độ này.

Câu 10: Nếu dùng nhiệt kệ để đo nhiệt độ một vật thì thấy giá trị 250C, nhiệt độ của vật trong thang nhiệt độ Kelvin là

  • A. 298 K.
  • B. 77 K.
  • C. 25 K.
  • D. 100 K.

Câu 11: Một vật được làm lạnh từ 500C xuống 00C. Theo thang nhiệt độ Kelvin, vật này đã giảm đi bao nhiêu độ?

  • A. 273 K.
  • B. 136,5 K.
  • C. 32 K.
  • D. 50 K.

Câu 12: Một nhiệt kế có phạm vi đo từ 273 K đến 1273 K dùng để đo nhiệt độ của các lò nung. Phạm vi đo của nhiệt kế này trong thang nhiệt độ Celcius là

  • A. 00C đến 10000C.
  • B. 00C đến 1000C.
  • C. 2730C đến 12730C.
  • D. 1340C đến 6890C.

Câu 13: Thế giới từng ghi nhận sự thay đổi nhiệt độ rất lớn diễn ra ở South Dakota vào ngày 22/01/2943. Lúc 7h30 sáng, nhiệt độ ngoài trời là -200C. Hai phút sau, nhiệt độ ngoài trời tăng lên đến 7,20C. Xác định độ tăng nhiệt độ trung bình trong 2 phút đó theo đơn vị Kelvin/giây.

  • A. 13,6 Kelvin/giây.
  • B. 0,136 Kelvin/giây.
  • C. 0,227 Kelvin/giây.
  • D. 22,7 Kelvin/giây.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác