Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối bài 15: Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện: Cảm ứng từ (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối tri thức bài 15: Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện: Cảm ứng từ (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lực từ tác dụng lên một đoạn dây có dòng điện đặt trong từ trường đều không tỉ lệ với đại lượng nào sau đây?

  • A. Cường độ dòng điện trong đoạn dây.
  • B. Chiều dài của đoạn dây.
  • C. Góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
  • D. Cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.

Câu 2: Một đoạn dây dẫn đặt trong từ trường đều. Nếu tăng đồng thời chiều dài và cường độ dòng điện lên 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn sẽ

  • A. tăng 4 lần.
  • B. tăng 2 lần.
  • C. giảm 4 lần.
  • D. giảm 2 lần.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về lực từ?

  • A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có phương vuông góc với dòng điện.
  • B. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái.
  • C. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có điểm đặt tại trung điểm của đoạn dây mang dòng điện.
  • D. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn tỉ lệ nghịch với độ lớn cảm ứng từ B.

Câu 4: Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện có cường độ I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Lực từ F tăng khi cường độ dòng điện I tăng.
  • B. Lực từ F giảm khi cường độ dòng điện I tăng.
  • C. Lực từ luôn bằng 0 khi cường độ dòng điện I thay đổi.
  • D. Lực từ đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.

Câu 5: Cảm ứng từ B được xác định bởi biểu thức nào?

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B.TRẮC NGHIỆM
  • C.TRẮC NGHIỆM
  • D.TRẮC NGHIỆM

Câu 6: Đơn vị của cảm ứng từ là

  • A. Vôn/mét (V/m).
  • B. Ampe (A).
  • C. Niuton (N).
  • D. Tesla (T).

Câu 7: Vecto cảm ứng từ TRẮC NGHIỆM của từ trường tại một điểm có phương

  • A. trùng với phương của nam châm thử đặt tại điểm đó.
  • B. vuông góc với phương của nam châm thử đặt tại điểm đó.
  • C. vuông góc với dây dẫn.
  • D. song song với dây dẫn.

Câu 8: Khi cho dòng điện có cường độ I chạy qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường thì xuất hiện

  • A. cảm ứng từ.
  • B. lực từ.
  • C. từ thông.
  • D. từ trường.

Câu 9: Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện được xác định theo quy tắc nào?

  • A. Vặn đinh ốc 1.
  • B. Vặn đinh ốc 2.
  • C. Bàn tay trái.
  • D. Bàn tay phải.

Câu 10: Một đoạn dây dài 10 cm được đặt vuông góc với một từ trường đều. Khi có dòng điện 2 A chạy trong đoạn dây thì có lực từ tác dụng lên đoạn dây. Biết lực từ có độ lớn là 0,02 N. Cảm ứng từ của từ trường đều có độ lớn là

  • A. 0,1 T.
  • B. 0,2 T.
  • C. 0,3 T.
  • D. 0,4 T.

Câu 11: Xét một đoạn dây dẫn dài 100 cm được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 5 mT, theo phương vuông góc với đường sức từ. Biết cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là 0,24 A. Lực từ tác dụng lên dây dẫn là

  • A. 0,8.10-3 N.
  • B. 1,2.10 -3 N.
  • C. 2,4.10-3 N.
  • D. 3,6.10-3 N.

Câu 12: Một dây dẫn dài 50 cm mang dòng điện được đặt vuông góc với một từ trường có B = 0,05 T. Biết rằng mỗi giây có 1018 electron đi qua tiết diện thẳng của dây dẫn. Độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn là

  • A. 2.10-3 N.
  • B. 3.10-4 N.
  • C. 4.10 -3 N.
  • D. 5.10-3 N.

Câu 13:Treo một thanh đồng có chiều dài 1 m và có khối lượng 200 g vào hai sợi dây thẳng đứng cùng chiều dài trong một từ trường đều có B = 0,2 T và có chiều thẳng đứng từ dưới lên trên. Cho dòng điện một chiều qua thanh đồng thì thấy dây treo bị lệch so với phương thẳng đứng một góc 600. Lấy g = 10 m/s2. Cường độ dòng điện I chạy trong thanh đồng và lực căng T của mỗi dây lần lượt là

  • A. TRẮC NGHIỆM A và 4 N.
  • B. TRẮC NGHIỆM A và 2 N.
  • C. TRẮC NGHIỆM A và 2 N.
  • D. TRẮC NGHIỆM A và 4 N.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác