Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 20 Động học của chuyển động tròn
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 20 Động học của chuyển động tròn - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chuyển động nào sau đây có thể xem như là chuyển động tròn đều?
- A. Chuyển động của một vật được ném xiên từ mặt đất.
- B. Chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng của một vật được buộc vào một dây có chiều dài cố định.
C. Chuyển động của một vệ tinh nhân tạo có vị trí tương đối không đổi đối với một điểm trên mặt đất (vệ tinh địa tĩnh).
- D. Chuyển động của một quả táo khi rời ra khỏi cành cây.
Câu 2: Công thức nào sau đây biểu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật chuyển động tròn đều?
A. $f=\frac{2\pi r}{v}$
- B. $T=\frac{2\pi r}{v}$
- C. $v=\omega r$
- D. $\omega =\frac{2\pi }{T}$
Câu 3: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
- A. Một con lắc đồng hồ.
- B. Một mắt xích xe đạp.
C. Cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.
- D. Cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.
Câu 4: Vecto gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều có đặc điểm
- A. phương: trùng với bán kính đường tròn quỹ đạo.
- B. chiều: hướng về tâm đường tròn quỹ đạo.
- C. độ lớn không đổi, $a_{ht}=\frac{v^{2}}{R}=\omega ^{2}.R$
D. Cả ba đáp án trên
Câu 5: Một chất điểm M thực hiện chuyển động tròn đều như hình vẽ
Nhận xét nào sau đây là đúng?
- A. $\vec{A}$ là vectơ vận tốc, $\vec{B}$ là vectơ gia tốc.
- B. $\vec{B}$ là vectơ vận tốc, $\vec{A}$ là vectơ gia tốc.
C. $\vec{B}$ là vectơ vận tốc, $\vec{D}$ là vectơ gia tốc.
- D. $\vec{C}$ là vectơ vận tốc, $\vec{D}$ là vectơ gia tốc.
Câu 6: Chuyển động tròn đều có
- A. vectơ vận tốc không đổi.
B. tốc độ phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
- C. tốc độ góc phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
- D. chu kì tỉ lệ với thời gian chuyển động.
Câu 7: Để chuyển đổi đơn vị số đo một góc từ rad (radian) sang độ và ngược lại, từ độ sang rad, hệ thức nào sau đây không đúng?
- A. $\alpha ^{o}=\frac{180^{o}}{\pi }.\alpha $ rad
- B. $60^{o}=\frac{180^{o}}{\pi }.\frac{\pi }{3}$ rad
C. $45^{o}=\frac{180^{o}}{\pi }.\frac{\pi }{8}$ rad
- D. $\frac{\pi }{2}rad=\frac{180^{o}}{\pi }.\frac{\pi }{2}$
Câu 8: Vecto vận tốc trong chuyển động tròn đều có đặc điểm:
- A. phương tiếp tuyến với quỹ đạo của đường tròn.
- B. chiều: theo chiều chuyển động của vật.
- C. độ lớn không đổi v = R.ω.
D. cả ba đáp án trên
Câu 9: Mối liên hệ giữa độ dài cung tròn và góc chắn cung là
- A. $s=(\alpha _{rad})^{R}$
B. $s=\alpha _{rad}.R$
- C. $s=\frac{\alpha _{rad}}{R}$
- D. Cả đáp án A và B
Câu 10: Chuyển động tròn đều là chuyển động
- A. có quỹ đạo là đường tròn và góc quay được trong những khoảng thời gian bằng nhau là bằng nhau.
- B. có quỹ đạo là đường tròn và độ dài cung tròn quay được trong những khoảng thời gian bằng nhau là bằng nhau
- C. có quỹ đạo là đường tròn và có tốc độ không đổi.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 11: Tìm chiều dài của một cung tròn của đường tròn có bán kính 0,5 m, được chắn bởi góc $60^{o}$
A. 0,5236 m.
- B. 0,2 m.
- C. 1 m.
- D. 30 m.
Câu 12: Tính độ lớn gia tốc hướng tâm của điểm đầu mút một kim giờ dài 8 cm, coi kim giờ chuyển động tròn đều.
A. 1,6923.10$^{-9}$ (m/s$^{2}$)
- B. 2,6923.10$^{-9}$ (m/s$^{2}$)
- C. 3,6 (m/s$^{2}$)
- D. 9,6 (m/s$^{2}$)
Câu 13: Đổi 40$^{o}$ bằng
- A. $\frac{\pi }{2}$ rad.
B. $\frac{\pi }{4}$ rad.
- C. $\frac{\pi }{3}$ rad.
- D. $\frac{\pi }{6}$ rad.
Câu 14: Gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều tăng hay giảm bao nhiêu nếu vận tốc góc giảm còn một nửa nhưng bán kính quỹ đạo tăng 2 lần.
A. giảm $\frac{1}{2}$.
- B. tăng $\frac{1}{2}$.
- C. tăng $\frac{1}{4}$.
- D. giảm $\frac{1}{4}$.
Câu 15: Tính tốc độ góc của kim giờ, coi kim giờ chuyển động tròn đều.
A. $\frac{\pi }{21600}$ rad/s
- B. $\frac{\pi }{30}$ rad/s
- C. $\frac{\pi }{1800}$ rad/s
- D. $\frac{\pi }{60}$ rad/s
Câu 16: Xét một cung tròn chắn bởi góc ở tâm bằng 1,8 rad. Bán kính đường tròn này bằng 2,4 cm. Chiều dài của cung tròn này và diện tích của hình quạt giới hạn bởi cung tròn có độ lớn lần lượt bằng:
- A. 2,16 cm và 5,18 cm$^{2}$.
- B. 4,32 cm và 10,4 cm$^{2}$.
- C. 2,32 cm và 5,18 cm$^{2}$.
D. 4,32 cm và 5,18 cm$^{2}$.
Câu 17: Một vật chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính xác định. Khi tốc độ dài của vật tăng lên hai lần thì
- A. tốc độ góc của vật giảm đi 2 lần.
- B. tốc độ góc của vật tăng lên 4 lần.
C. gia tốc của vật tăng lên 4 lần.
- D. gia tốc của vật không đổi.
Câu 18: Kim giây của một đồng hồ dài 2,5 cm. Độ lớn gia tốc hướng tâm của đầu mút kim giây là
- A. a$_{ht}$ = 2,74.10$^{-2}$ m/s$^{2}$.
- B. a$_{ht}$ = 2,74.10$^{-3}$ m/s$^{2}$.
C. a$_{ht}$ = 2,74.10$^{-4}$ m/s$^{2}$.
- D. a$_{ht}$ = 2,74.10$^{-5}$ m/s$^{2}$.
Câu 19: Bán kính vành ngoài của một bánh xe ôtô là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s. Vận tốc góc của một điểm trên vành ngoài xe là :
- A. 10 rad/s
- B. 20 rad/s
- C. 30 rad /s
D. 40 rad/s.
Câu 20: Trên mặt một chiếc đồng hồ treo tường, kim giờ dài 10 cm, kim phút dài 15 cm. Tốc độ góc của kim giờ và kim phút là
- A. 1,52.10$^{-4}$ rad/s ; 1,82.10$^{-3}$ rad/s.
B. 1,45.10$^{-4}$ rad/s ; 1,74.10$^{-3}$ rad/s.
- C. 1,54.10$^{-4}$ rad/s ; 1,91.10$^{-3}$ rad/s.
- D. 1,48.10$^{-4}$ rad/s ; 1,78.10$^{-3}$ rad/s.
Câu 21: Hai điểm A, B nằm trên cùng bán kính của một vô lăng đang quay đều cách nhau 20 cm. Điểm A ở phía ngoài có vận tốc vA = 0,6 m/s, còn điểm B có vận tốc vB = 0,2 m/s. Tính vận tốc góc của vô lăng và khoảng cách từ điểm B đến trục quay.
A. 2 (rad/s); 0,1 m.
- B. 1 (rad/s); 0,2 m.
- C. 3 (rad/s); 0,2 m.
- D. 0,2 (rad/s); 3 m.
Câu 22: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính R của Trái Đất. Lấy gia tốc rơi tự do tại mặt đất là g = 10 m/s2 và bán kính của Trái Đất bằng R = 6400 km. Chu kì quay quanh Trái Đất của vệ tinh là
- A. 2 giờ 48 phút.
B. 1 giờ 59 phút.
- C. 3 giờ 57 phút.
- D. 1 giờ 24 phút.
Xem toàn bộ: Giải bài 20 Động học của chuyển động tròn
Bình luận