Trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì I
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm:
A. các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
- B. vật chất và năng lượng.
- C. vật chất.
- D. năng lượng.
Câu 2: Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho
A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.
- B. sự thay đổi hướng của chuyển động.
- C. khả năng duy trì chuyển động của vật.
- D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian.
Câu 3: Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
- B. Các quả tạ nặng khác nhau rơi đồng thời từ tầng cao của tòa tháp nghiêng ở thành phố Pi-da (Italia) nhận thấy chúng rơi đến mặt đất gần như cùng một lúc.
- C. Một cái lông chim và một hòn bi chì rơi nhanh như nhau khi được thả rơi cùng lúc trong một ống thủy tinh đã hút hết không khí.
- D. Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại.
Câu 4: Một vật nhỏ rơi tự do từ các độ cao h=80 m so với mặt đất. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 $m/s^{2}$. Quãng đường vật đi được trong 1 giây cuối cùng trước khi chạm đất là
- A. 0,71 m.
B. 0,48 m.
- C. 0,35 m.
- D. 0,15 m.
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật là chất điểm?
- A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
- B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
- C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Câu 6: Biểu thức tính gia tốc trung bình
- A. $\vec{a_{tb}}=\frac{\Delta t}{\Delta \vec{v}}=\frac{\Delta t}{\vec{v_{2}}-\vec{v_{1}}}$
B. $\vec{a_{tb}}=\frac{\Delta\vec{v}}{\Delta t}=\frac{\vec{v_{2}}-\vec{v_{1}}}{\Delta t}$
- C. $\vec{a_{tb}}=\frac{\vec{d}}{\Delta t}$
- D. $\vec{a_{tb}}=\frac{s}{\Delta t}$
Câu 7: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật Lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
- A. Quan sát các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
- B. Khởi động hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
- C. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
- D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
Câu 8: Trong hệ SI đơn vị đo thời gian là?
A. giây (s).
- B. giờ (h).
- C. phút (min ).
- D. một trong ba đơn vị giây (s),giờ (h), hoặc phút (min ).
Câu 9: Chọn đáp án đúng
A. Vận tốc trung bình là đại lượng véctơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện được độ dịch chuyển đó.
- B. là đại lượng đặc trưng cho tính chất nhanh chậm của chuyển động.
- C. là đại lượng đặc trưng cho tính nhanh chậm của chuyển động tại mỗi thời điểm.
- D. là đại lượng vectơ đặc trưng cho tính nhanh chậm của chuyển động tại mỗi thời điểm.
Câu 10: Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của moment ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh
- A. trục xiên đi qua một điểm bất kỳ.
- B. trục bất kỳ.
- C. trục đi qua trọng tâm.
D. trục cố định đó.
Câu 11: Chọn phát biểu đúng:
A. Khi vật bị biến dạng hoặc vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
- B. Khi một vật đang chuyển động mà đột nhiên không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật sẽ dừng lại ngay lập tức.
- C. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động vì khi ta tác dụng lực lên một vật đang đứng yên thì vật đó bắt đầu chuyển động.
- D. Theo định luật I Newton, nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào thì vật phải đứng yên.
Câu 12: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc $\vec{v_{0}}$từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo phương vận tốc ban đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức:
- A. $v=v_{0}+gt$
- B. $v=\sqrt{v_{0}+gt}$
C. $v=\sqrt{v_{0}^{2}+g^{2}t^{2}}$
- D. $v=gt$
Câu 13: Thứ nguyên của khối lượng riêng là
- A. $M.L^{-2}$
B. $M.L^{-3}$
- C. $M.L$
- D. $M.L^{3}$
Câu 14: Một xe có khối lượng m = 5 tấn đang đứng yên trên mặt phẳng nghiêng 300 so với phương ngang. Độ lớn của lực ma sát tác dụng lên xe
- A. lớn hơn trọng lượng của xe.
- B. bằng trọng lượng của xe.
- C. bằng độ lớn của thành phần trọng lực vuông góc với mặt phẳng nghiêng.
D. bằng độ lớn của thành phần trọng lực song song với mặt phẳng nghiêng.
Câu 15: Một ngọn đèn có khối lượng m = 1 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Lấy $g = 9,8 m/s^{2}$. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8 N. Nếu treo ngọn đèn này vào một đầu dây thì
- A. lực căng sợi dây là 9 N và sợi dây sẽ bị đứt.
B. lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây sẽ bị đứt.
- C. lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây không bị đứt.
- D. lực căng sợi dây là 4,9 N và sợi dây không bị đứt.
Câu 16: Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì câu nói nào sau đây đúng?
- A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
B. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
C. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động.D. Cả Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động.
Câu 17: Hai đầu máy xe lửa cùng chạy trên một đoạn đường sắt thẳng với vận tốc 80 km/h và 60 km/h. Tính vận tốc của đầu máy thứ nhất so với đầu máy thứ hai biết hai đầu máy chạy ngược chiều.
- A. 100 km/h.
- B. 20 km/h.
- C. 50 km/h.
D. 140 km/h.
Câu 18: Tốc độ trung bình bằng độ lớn vận tốc trung bình khi nào?
- A. luôn luôn bằng nhau.
B. khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều.
- C. khi vật chuyển động thẳng.
- D. khi vật không đổi chiều chuyển động.
Câu 19: Quán tính là:
A. tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc chuyển động của nó.
- B. tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn lực tác dụng lên vật.
- C. tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn tốc độ chuyển động của nó.
- D. tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn gia tốc của chuyển động.
Câu 20: Một người đi xe đạp trên đoạn đường thẳng AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với tốc độ trung bình là 20 km/h, trong nửa thời gian của thời gian còn lại đi với tốc độ trung bình là 10 km/h, sau cùng dắt bộ với tốc độ trung bình là 5 km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả quãng đường.
- A. 15,3 km/h.
B. 10,9 km/h.
- C. 12 km/h.
- D. 9 km/h.
Câu 21: Vận động viên nhảy dù, khi bấm nút cho dù bung ra để có diện tích tiếp xúc lớn với không khí nhằm mục đích
A. để tăng lực cản không khí để đảm bảo tính an toàn cho người nhảy dù.
- B. để giảm lực cản của không khí.
- C. thẩm mĩ.
- D. do thiết kế truyền thống để lại.
Câu 22: Một quả cầu khối lượng m = 1 kg, bán kính r = 8 cm. Tìm vận tốc rơi cực đại của quả cầu. Biết rằng lực cản của không khí có biểu thức $F = kSv^{2}$ hệ số k = 0,024.
- A. 14,4 m/s.
- B. 50 m/s.
- C. 35 m/s.
D. 144 m/s.
Câu 23: Trong trận lũ lụt tại miền Trung vào tháng 10 năm 2020, dòng lũ có tốc độ khoảng 4m/s. Bộ quốc phòng đã trang bị ca nô công suất lớn trong công tác cứu hộ. Trong một lần cứu hộ, đội cứu hộ đã sử dụng ca nô chạy với tốc độ 8m/s so với dòng nước để cứu những người gặp nạn đang mắc kẹt trên một mái nhà cách trạm cứu hộ 2km. Sau bao lâu đội cứu hộ đến được chỗ người bị nạn ? Biết đội cứu hộ phải đi xuôi dòng lũ.
- A. 2 phút
- B. 2,5 phút
C. 2,8 phút
- D. 3 phút
Câu 24: Ném một vật với vận tốc $v_{0}$ để vật đạt tầm xa cực đại thì góc ném hợp với phương ngang là:
- A. $\alpha=15^{\circ}$
B. $\alpha=30^{\circ}$
- C. $\alpha=45^{\circ}$
- D. $\alpha=60^{\circ}$
Câu 25: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần đều. Sau 10s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20s kể từ khi tăng ga là:
- A. 1,5 $m/s^{2}$; 27 m/s
- B. 1,5 $m/s^{2}$; 25 m/s
C. 0,5 $m/s^{2}$; 25 m/s
- D. 0,5 $m/s^{2}$; 27 m/s
Câu 26: Đồ thị độ dịch chuyển d sau khoảng thời gian t đối với chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng như thế nào?
- A. đường thẳng
- B. hyperbol
- C. đường tròn
D. parabol
Câu 27: Trong các đồ thị vận tốc thời gian dưới đây, đồ thị nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?
- A.
- B.
C.
- D.
Câu 28: Một lực tác dụng vào xe trong khoảng thời gian 0,6 s thì vận tốc của xe giảm từ 8m/s đến 5 m/s. Tiếp đó tăng độ lớn của lực lên gấp đôi nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực thì trong bao lâu nữa xe dừng hẳn. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.
A. 0,5 s.
- B. 1 s.
- C. 2 s.
- D. 4 s.
Câu 29: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.
- A. 400 m.
- B. 500 m.
- C. 120 m.
D. 600 m.
Câu 30: Cho hai lực F1, F2 song song cùng chiều nhau, cách nhau một đoạn 20 cm, với F1 = 15 N và có hợp lực F = 25 N. Xác định lực F2 và cách hợp lực một đoạn là bao nhiêu?
A. F2 = 10 N, d2 = 12 cm.
- B. F2 = 30 N, d2 = 22 cm.
- C. F2 = 5 N, d2 = 10 cm.
- D. F2 = 20 N, d2 = 2 cm.
Câu 31: Trên hai đĩa của một cân thăng bằng, người ta đặt hai đồng hồ cát giống hệt nhau có cùng trọng lượng. Cân ở trạng thái cân bằng, người ta nhanh tay lật ngược một trong hai đồng hồ cát, hiện tượng xảy ra tiếp theo là
- A. cân bên đồng hồ cát bị lật sẽ nghiêng xuống.
- B. cân bên đồng hồ cát không bị lật sẽ nghiêng xuống.
C. cân vẫn thăng bằng.
- D. cân bị nghiêng về phía đồng hồ cát không bị lật, sau khi cát chảy hết thì cân nghiêng về phía còn lại.
Câu 32: Hệ số ma sát trượt
- A. không phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai mặt tiếp xúc.
- B. luôn bằng với hệ số ma sát nghỉ.
C. không có đơn vị.
- D. có giá trị lớn nhất bằng 1.
Câu 33: Chọn phát biểu đúng:
A. Khi vật bị biến dạng hoặc vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
- B. Khi một vật đang chuyển động mà đột nhiên không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật sẽ dừng lại ngay lập tức.
- C. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động vì khi ta tác dụng lực lên một vật đang đứng yên thì vật đó bắt đầu chuyển động.
- D. Theo định luật I Newton, nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào thì vật phải đứng yên.
Câu 34: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s thì thấy có vật cản ở trước mặt thì người đó phanh gấp. Biết khoảng cách kể từ lúc bắt đầu phanh đến chỗ vật cản là 15 m và gia tốc của xe có độ lớn là 5 $m/s^{2}$. Hỏi người đó phanh kịp không, nếu phanh kịp thì khoảng cách từ lúc dừng hẳn đến vật cản là bao nhiêu?
- A. Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 1 m
- B. Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 2 m
- C. Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 3 m
D. Không phanh kịp
Câu 35: Vận động viên đua xe đạp trong đường đua, ở giai đoạn nước rút khi gần về đích thường có động tác gập người và đầu hơi cúi xuống
A. nhằm mục đích giảm lực cản của không khí.
- B. nhằm mục đích tăng lực cản của không khí.
- C. do thói quen.
- D. do cấu tạo của cái xe.
Câu 36: Gia tốc là
A. đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của vận tốc theo thời gian.
- B. đại lượng đặc trưng cho độ nhanh chậm của chuyển động.
- C. đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nhanh chậm của tốc độ theo thời gian.
- D. đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên về hướng của vận tốc.
Câu 37: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật Lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
- B. Khởi động hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
- C. Quan sát các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
- D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
Câu 38: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động đọc theo trục Ox là $x = 8 - 0,5(t - 2)^{2}+t$với x đo bằng m, t đo bằng s. Từ phương trình này có thể suy ra kết luận nào sau đây?
- A. Gia tốc của vật là $1,2 m/s^{2}$ và luôn ngược hướng với vận tốc
- B. Tốc độ của vật ở thời điểm t = 2 s là 2 m/s.
- C. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 3 s là 1 m/s.
D. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian từ t’1 = 1 s đến t’2 = 3 s là 2 m.
Câu 39: Một vật chịu tác dụng của bốn lực đồng phẳng, đồng quy nằm ngang gồm lực F1 = 10 N hướng về phía Đông, lực F2 = 20 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 22 N hướng về phía Tây, lực F4 = 36 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực do các lực này tác dụng lên vật là?
- A. 28 N.
B. 20 N.
- C. 4 N.
- D. 26,4 N.
Câu 40: Chọn câu đúng
- A. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng song song với trục Ox.
- B. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng luôn là một đường thẳng nằm ngang.
- C. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là một đường thẳng.
D. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì I
Bình luận