Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì I (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí học là

  • A. các tế bào, sinh vật.
  • B. chất, năng lượng và mối quan hệ giữa chúng.
  • C. các phản ứng hóa học.
  • D. các công thức, phương trình, hàm số của toán học.

Câu 2: Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan thể hiện ở nội dung nào sau đây?

  • A. Vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
  • B. Các quả tạ nặng khác nhau rơi đồng thời từ tầng cao của tòa tháp nghiêng ở thành phố Pi-da (Italia) nhận thấy chúng rơi đến mặt đất gần như cùng một lúc.
  • C. Một cái lông chim và một hòn bi chì rơi nhanh như nhau khi được thả rơi cùng lúc trong một ống thủy tinh đã hút hết không khí.
  • D. Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại.

Câu 3: Phát biểu: “Con tàu đã đi 200 km theo hướng đông nam” nói về đại lượng nào?

  • A. Vận tốc.
  • B. Quãng đường.
  • C. Tốc độ.
  • D. Độ dịch chuyển.

Câu 4: Học tốt môn Vật lí sẽ giúp ích gì cho bạn trong nhà trường phổ thông?

  • A. Hình thành kiến thức, kĩ năng cốt lõi về mô hình vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.
  • B. Vận dụng kiến thức để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.
  • C. Nhận biết được năng lực, sở trường từ đó có kế hoạch, định hướng nghề nghiệp phát triển bản thân.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 5: Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động

  • A. bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều.
  • B. luôn luôn bằng nhau trong mọi trường hợp.
  • C. quãng đường chính là độ lớn của độ dịch chuyển.
  • D. khi vật chuyển động thẳng.

Câu 6: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho

  • A. trọng lượng của vật.
  • B. tác dụng làm quay của lực quanh một trục.
  • C. thể tích của vật.
  • D. mức quán tính của vật.

Câu 7: Khinh khí cầu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

  • A. Khí nóng nhẹ hơn, chuyển động nhanh hơn khí lạnh.
  • B. Bay lên nhờ động cơ.
  • C. Dựa theo sức gió của môi trường xung quanh.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 8: Moment lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng

  • A. làm vật quay.
  • B. làm vật chuyển động tịnh tiến.
  • C. vừa làm vật quay vừa chuyển động tịnh tiến.
  • D. làm vật cân bằng.

Câu 9: Chọn đáp án đúng.

  • A. Mọi chất lưu đều tác dụng lực cản vào vật chuyển động, lực này tăng khi tốc độ của vật tăng và không đổi khi vật chuyển động đạt tốc độ giới hạn. Khi đó, các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau và vật chuyển động thẳng đều.
  • B. Mọi chất lưu đều tác dụng lực cản vào vật chuyển động, lực này giảm khi tốc độ của vật tăng và không đổi khi vật chuyển động đạt tốc độ giới hạn.
  • C. Mọi chất lưu đều tác dụng lực cản vào vật chuyển động, lực này tăng khi tốc độ của vật tăng và giảm khi vật chuyển động đạt tốc độ giới hạn.
  • D. Mọi chất lưu đều tác dụng lực cản vào vật chuyển động, lực này giảm khi tốc độ của vật tăng và tăng khi vật chuyển động đạt tốc độ giới hạn.

Câu 10: Cánh tay đòn của lực là

  • A. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
  • B. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
  • C. khoảng cách từ vật đến giá của lực.
  • D. khoảng cách từ trục quay đến vật.

Câu 11: Một bu lông nối khung chính và khung sau của xe đạp leo núi cần moment lực 15 N.m để siết chặt. Nếu bạn có khả năng tác dụng lực 40 N lên cờ lê theo một hướng bất kì thì chiều dài tối thiểu của cờ lê để tạo ra moment lực cần thiết là bao nhiêu?

  • A. 0,38 m.
  • B. 0,33 m.
  • C. 0,21 m.
  • D. 0,6 m.

Câu 12: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200 cm trong thời gian 2 s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là:

  • A. 4 N.
  • B. 1 N.
  • C. 2 N.
  • D. 100 N.

Câu 13: Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn?

  • A. bằng 500 N.
  • B. nhỏ hơn 500 N.
  • C. Lớn hơn 500 N.
  • D. phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất.

Câu 14: Một vật chuyển động trong không khí, trong nước hoặc trong chất lỏng nói chung đều sẽ chịu tác dụng của lực cản. Xét một viên bi thép có khối lượng 1 g đang ở trạng thái nghỉ được thả rơi trong dầu. Người ta khảo sát chuyển động của viên bi trong dầu và vẽ đồ thị tốc độ theo thời gian của viên bi như hình vẽ. Cho biết lực đẩy Archimecdes có độ lớn là $F_{A}= 1,2.10^{-3}N$ và lấy g = 9,8 $m/s^{2}$. Độ lớn lực cản của dầu tác dụng lên viên bi sau thời điểm t2 là:

Một vật chuyển động trong không khí, trong nước hoặc trong chất lỏng nói chung đều sẽ chịu tác dụng của lực cản.

  • A. $8,6.10^{-3}N$
  • B. $8,5.10^{-3}N$
  • C. $8,8.10^{-3}N$
  • D. $8,7.10^{-3}N$

Câu 15: Một thanh sắt AB dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho $\frac{1}{4}$ chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra B, người ta đặt một lực có độ lớn F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh bắt đầu bênh lên. Tính khối lượng của thanh. Lấy g = 10 $m/s^{2}$.

  • A. 2 kg.
  • B. 6 kg.
  • C. 5 kg.
  • D. 4 kg.

Câu 16: Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động

  • A. được quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau.
  • B. được xác định bởi nhiều người quan sát khác nhau.
  • C. không ổn định, đang đứng yên chuyển thành chuyển động hoặc ngược lại
  • D. được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.

Câu 17: Một nhà du hành vũ trụ đứng trên Mặt Trăng sẽ thấy như thế nào?

  • A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng và Mặt Trời chuyển động
  • B. Mặt Trăng đứng yên, Trái Đất và Mặt Trời chuyển động
  • C. Mặt Trời đứng yên, Mặt Trăng và Trái Đất chuyển động
  • D. Trái Đất và Mặt Trời đứng yên, Mặt Trăng chuyển động

Câu 18: Một chiếc máy bay đang bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội với tốc độ 525 km/h. Trong hôm đó, gió thổi về hướng Nam với tốc độ 36 km/h. Xem như máy bay chuyển động thẳng đều theo hướng Bắc và quãng đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội là 1160 km. Thời gian bay của máy bay trên quãng đường đó là bao nhiêu?

  • A. 2,37h
  • B. 2h
  • C. 2,38h
  • D. 2,4h

Câu 19: Tại một thời điểm, ở vị trí M trên đoạn đường thẳng có xe máy A chạy qua với tốc độ 30 km/h. Sau 10 phút, cũng tại vị trí M, có xe máy B chạy qua với tốc độ 40 km/h để đuổi theo xe máy A. Giả sử hai xe máy chuyển động thẳng với tốc độ xem như không đổi. Quãng đường mà xe máy A đã đi được đến khi xe máy B đuổi kịp là bao nhiêu?

  • A. 20km
  • B. 30km
  • C. 40km
  • D. 50km

Câu 20: Gia tốc là một đại lượng

  • A. Đại số, đặc trưng nhanh hay chậm của chuyển động.
  • B. Đại số, đặc trưng cho tính  không thay  đổi của vận tốc.
  • C. Véctơ, đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động.
  • D. Véctơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.

Câu 21: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần đều. Sau 10s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20s kể từ khi tăng ga là:

  • A. $1,5 m/s^{2}; 27 m/s$
  • B. $1,5 m/s^{2}; 25 m/s$
  • C. $0,5 m/s^{2}; 25 m/s$
  • D. $0,5 m/s^{2}; 27 m/s$

Câu 22: Xét hai xe A và B chuyển động cùng nhau vào hầm Thủ Thiêm dài 1 490 m. Xe A chuyển động với tốc độ ban đầu trước khi vào hầm là 60 km/h và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 144 $km/h^{2}$, xe B chuyển động chậm dần đều với gia tốc 120 $km/h^{2}$ từ lúc bắt đầu chạy vào hầm với tốc độ 55 km/h. Nhận định nào sau đây là đúng về thời gian chuyển động của hai xe trong hầm?

  • A. Hai xe đi hết hầm Thủ Thiêm cùng một khoảng thời gian.
  • B. Xe B ra khỏi hầm trước xe A.
  • C. Xe A ra khỏi hầm trước xe B.
  • D. Dữ liệu bài toán không đủ kết luận.

Câu 23: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.

  • A. 400 m.
  • B. 500 m.
  • C. 120 m.
  • D. 600 m.

Câu 24: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động đọc theo trục Ox là $x = 8-0,5(t-2)^{2}+t$ với x đo bằng m, t đo bằng s. Từ phương trình này có thể suy ra kết luận nào sau đây?

  • A. Gia tốc của vật là 1,2 $m/s^{2}$ và luôn ngược hướng với vận tốc
  • B. Tốc độ của vật ở thời điểm t = 2 s là 2 m/s.
  • C. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 3 s là 1 m/s.
  • D. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian từ t’1 = 1 s đến t’2 = 3 s là 2 m.

Câu 25: Thể tích của một miếng sắt là 2 $dm^{3}$. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 $kg/m^{3}$. Lấy g = 9,8 $m/s^{2}$. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước có giá trị là

  • A. 25 N.
  • B. 20 N.
  • C. 19,6 N.
  • D. 19 600 N.

Câu 26: Khi vật treo trên sợi dây nhẹ cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật

  • A. cùng hướng với lực căng dây.
  • B. cân bằng với lực căng dây.
  • C. hợp với lực căng dây một góc 90o.
  • D. bằng không.

Câu 27: Một vật đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 15 m/s thì trượt lên một cái dốc dài 100 m cao 10 m. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là μ = 0,05. Lấy g = 10 $m/s^{2}$. Quãng đường dốc vật đi được đến khi dừng hẳn và tốc độ của vật khi nó trở lại chân dốc lần lượt là?

  • A. 100 m và 8,6 m/s.
  • B. 75 m và 4,3 m/s.
  • C. 100 m và 4,3 m/s.
  • D. 75 m và 8,6 m/s.

Câu 28: Khi đưa một vật từ mặt đất lên cao thì:

  • A. Khối lượng của vật tăng lên, còn trọng lượng của vật không đổi.
  • B. Khối lượng của vật không đổi, còn trọng lượng của vật thay đổi.
  • C. Khối lượng và trọng lượng đều giảm.
  • D. Khối lượng và trọng lượng đều không thay đổi.

Câu 29: Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ

  • A. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh
  • B. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa
  • C. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa
  • D. Lực của búa tác dụng đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa

Câu 30: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 7,5 kg làm vật thay đổi tốc độ từ 8 m/s đến 3 m/s trong khoảng thời gian 2 s nhưng vẫn giữ nguyên chiều chuyển động. Lực tác dụng vào vật có giá trị là:

  • A. 18,75 N.
  • B. - 18,75 N.
  • C. 20,5 N.
  • D. - 20,5 N.

Câu 31: Viên bi 1 có khối lượng 500g đang chuyển động trên đường thẳng với tốc độ 3m/s thì va chạm vào bi 2 có khối lượng 200g đang chuyển động ngược chiều bi 1 với tốc độ 5m/s. Sau va chạm bi 1 đứng yên, bi 2 chuyển động như thế nào, biết các viên bi chuyển động trên cùng một đường thẳng.

  • A. 1,1 m/s   
  • B. 2,5 m/s     
  • C. 12,5 m/s
  • D. 1,5 m/s

Câu 32: Một tên lửa chuyển động theo hướng từ Tây sang Đông, hỏi lực cản tên lửa có hướng như thế nào?

  • A. Hướng từ Bắc đến Nam
  • B. Hướng từ Nam đến Bắc
  • C. Hướng từ Đông sang Tây
  • D. Hướng từ Tây sang Đông

Câu 33: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước lại khó hơn?

  • A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.
  • B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng hơn”.
  • C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản.
  • D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

Câu 34: Hình sau biểu diễn các lực tác dụng lên quả tennis đang rơi thẳng đứng. Cho m = 56 g, hãy tính gia tốc của quả tennis.

Hình sau biểu diễn các lực tác dụng lên quả tennis đang rơi thẳng đứng

  • A. $3,6 m/s^{2}$
  • B. $11,7 m/s^{2}$
  • C. $14,3 m/s^{2}$
  • D. $17,9 m/s^{2}$

Câu 35: Hãy xếp mức quán tính của các vật sau theo thứ tự tăng dần: điện thoại nặng 217 g; một chồng sách nặng 2 400 g; xe máy nặng 134 kg; laptop nặng 2,2 kg; ô tô nặng 1,4 tấn.

  • A. điện thoại → một chồng sách → ô tô → laptop → xe máy.
  • B. điện thoại → laptop → một chồng sách → xe máy → ô tô.
  • C. xe máy → điện thoại → ô tô  → một chồng sách → laptop.
  • D. ô tô → xe máy → một chồng sách → laptop  → điện thoại.

Câu 36: Một chiếc xe buýt trên sông (thuyền) đang chuyển động trên sông Sài Gòn. Xét một khoảng thời gian nào đó, thuyền đang chuyển động thẳng đều và giả sử rằng trên phương nằm ngang thuyền chỉ chịu tác dụng bởi lực đẩy của động cơ và lực cản của nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Lực đẩy của động cơ và lực cản của nước có độ lớn không bằng nhau.
  • B. Lực đẩy của động cơ và lực cản của nước có cùng phương và cùng chiều.
  • C. Lực đẩy của động cơ và lực cản của nước có độ lớn bằng nhau.
  • D. Lực đẩy của động cơ và lực cản của nước là hai lực trực đối.

Câu 37: Một xe máy đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh, xe máy chuyển động thẳng chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được 25 m. Thời gian để xe máy này đi hết đoạn đường 4 m cuối cùng trước khi dừng hẳn là?

  • A. 0,5 s.
  • B. 4 s.
  • C. 1,0 s.
  • D. 2 s.

Câu 38: Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động

  • A. bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều.
  • B. luôn luôn bằng nhau trong mọi trường hợp.
  • C. quãng đường chính là độ lớn của độ dịch chuyển.
  • D. khi vật chuyển động thẳng.

Câu 39: Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4 km rồi quay sang hướng đông 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp của ô tô.

  • A. s = 13 km, d = 5 km.
  • B. s = 13 km, d = 13 km.
  • C. s = 13 km, d = 3 km.
  • D. s = 13 km, d = 9 km.

Câu 40: Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời trong thời gian gần 1 năm. Tính tốc độ trung bình của Trái Đất khi nó hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời. Xem chuyển động này gần đúng là chuyển động tròn và khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời khoảng $1,5.10^{11}$ m.

  • A. 0 km/h
  • B. $5,4.10^{4}$ km/h
  • C. $11.10^{4}$ km/h
  • D. $11.10^{7}$ km/h

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác