Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 23 Định luật hooke

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 23 Định luật hooke - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?

  • A. Với cùng độ biến dạng như nhau, độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi.
  • B. Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc.
  • C. Với các vật như lò xo, dây cao su, thanh dài, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của vật.
  • D. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật biến dạng.

Câu 2: Một vật tác dụng một lực vào một lò xo có đầu cố định và làm lò xo biến dạng. Trong giới hạn đàn hồi và lò xo đứng cân bằng. Điều nào dưới đây là không đúng?

  • A. Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn bằng lực tác dụng và chống lại sự biến dạng của lò xo.
  • B. Lực đàn hồi cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng.
  • C. Lực đàn hồi lớn hơn lực tác dụng và chống lại lực tác dụng.
  • D. Khi vật ngừng tác dụng lên lò xo thì lực đàn hồi của lò xo cũng mất đi.

Câu 3: Treo lần lượt các vật A và B có khối lượng là mA và mB vào cùng một lò xo đang treo thẳng đứng như hình vẽ. Ta có thể nhận xét gì về khối lượng của hai vật này.

Treo lần lượt các vật A và B có khối lượng là mA và mB vào cùng một lò xo đang treo thẳng đứng như hình vẽ. Ta có thể nhận xét gì về khối lượng của hai vật này.

  • A. mA > mB.
  • B. mA < mB.
  • C. mA = mB.
  • D. mA $\geq $ mB.

Câu 4: Một lò xo có độ cứng k được treo vào điểm cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng m, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật nằm cân bằng, độ biến dạng của lò xo là

  • A. $\frac{k}{mg}$
  • B. $\frac{mg}{k}$
  • C. $\frac{mk}{g}$
  • D. $\frac{g}{mk}$

Câu 5: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (có thể có nhiều đáp án).

Tác dụng các lực có cùng phương, chiều và độ lớn lên hai lò xo khác nhau. Lò xo (1) … thì có độ cứng (2) …

  • A. (1) dãn nhiều hơn, (2) lớn hơn.
  • B. (1) dãn nhiều hơn, (2) nhỏ hơn.
  • C. (1) nén nhiều hơn, (2) lớn hơn.
  • D. (1) nén ít hơn, (2) lớn hơn.

Câu 6: Khẳng định nào sau đây là đúng khi ta nói về lực đàn hồi của lò xo và lực căng của dây?

  • A. Đó là những lực chống lại sự biến dạng đàn hồi của lò xo và sự căng của dây.
  • B. Đó là những lực gây ra sự biến dạng đàn hồi của lò xo và sự căng của dây.
  • C. Chúng đều là những lực kéo.
  • D. Chúng đều là những lực đẩy.

Câu 7: Chọn đáp án đúng.

  • A. Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
  • B. Mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo: $F_{đh}=k.(\Delta l)$.
  • C. Lực đàn hồi có tác dụng chống lại sự biến dạng của vật, do đó luôn ngược chiều với lực gây ra sự biến dạng cho vật.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Một lò xo có chiều dài l1 khi chịu lực kéo F1 và có chiều dài khi chịu lực kéo F2. Chiều dài tự nhiên của lò xo bằng

  • A. $\frac{F_{2}l_{1}+F_{1}l_{2}}{F_{1}+F_{2}}$
  • B. $\frac{F_{2}l_{1}-F_{1}l_{2}}{F_{2}-F_{1}}$
  • C. $\frac{F_{2}l_{1}-F_{1}l_{2}}{F_{1}+F_{2}}$
  • D. $\frac{F_{2}l_{1}+F_{1}l_{2}}{F_{1}-F_{2}}$

Câu 9: Trên hình vẽ, ta có đồ thị biểu diễn độ biến dạng của một lò xo khi chịu tác dụng lực. Đoạn nào của đường biểu diễn cho thấy lò xo biến dạng theo định luật Hooke?

Trên hình vẽ, ta có đồ thị biểu diễn độ biến dạng của một lò xo khi chịu tác dụng lực. Đoạn nào của đường biểu diễn cho thấy lò xo biến dạng theo định luật Hooke?

  • A. AB.
  • B. BC.
  • C. CD.
  • D. AD.

Câu 10: Hai lò xo A và B có chiều dài tự nhiên bằng nhau. Độ cứng lò xo A là 100 N/m. Khi kéo hai lò xo có cùng lực F thì lò xo A giãn 2 cm, lò xo B giãn 1 cm. Độ cứng lò xo B là:

  • A. 100 N/m.
  • B. 200 N/m.
  • C. 300 N/m.
  • D. 10 N/m. 

Câu 11: Một lò xo có một đầu cố định, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 5 N thì lò xo dãn 8 cm. Độ cứng của lò xo là

  • A. 1,5 N/m.
  • B. 120 N/m.
  • C. 62,5 N/m.
  • D. 15 N/m.

Câu 12: Một lò xo lí tưởng có chiều dài tự nhiên 15 cm, đặt thẳng đứng, đầu dưới được gắn cố định, đầu trên gắn vật có trọng lượng 4,5 N. Khi ở trạng thái cân bằng lò xo dài 10 cm. Độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?

  • A. 30 N/m.
  • B. 90 N/m.
  • C. 150 N/m.
  • D. 15 N/m.

Câu 13: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?

  • A. 22 cm.
  • B. 28 cm.
  • C. 40 cm.
  • D. 48 cm.

Câu 14: Lò xo nào sau đây có độ cứng lớn nhất?

  • A. Khi chịu tác dụng lực 1.10$^{3}$ N, lò xo bị nén 4,5 cm.
  • B. Khi chịu tác dụng lực 2.10$^{3}$ N, lò xo bị dãn 4,5 cm.
  • C. Khi chịu tác dụng lực 1.10$^{3}$ N, lò xo bị dãn 5,5 cm.
  • D. Khi chịu tác dụng lực 3.10$^{3}$ N, lò xo bị dãn 5,5 cm.

Câu 15: Một vật có khối lượng 200 g được treo vào một lò xo theo phương thẳng đứng thì chiều dài của lò xo là 20 cm. Biết khi chưa treo vật thì lò xo dài 18 cm. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Độ cứng của lò xo này là

  • A. 200 N/m.
  • B. 150 N/m.
  • C. 100 N/m.
  • D. 50 N/m.

Câu 16: Một lò xo có độ cứng 100 N/m được treo thẳng đứng vào một điểm cố định, đầu dưới gắn với vật có khối lượng 1 kg. Vật được đặt trên một giá đỡ D. Ban đầu giá đỡ D đứng yên và lò xo giãn 1 cm. Cho D chuyển động nhanh dần đều thẳng đứng xuống dưới với gia tốc 1 m/s$^{2}$. Bỏ qua mọi ma sát và sức cản. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Quãng đường mà giá đỡ đi được kể từ khi bắt đầu chuyển động đến thời điểm vật rời khỏi giá đỡ và tốc độ của vật khi đó là?

  • A. 6 cm ; 32 cm/s.
  • B. 8 cm ; 42 cm/s.
  • C. 10 cm ; 36 cm/s.
  • D. 8 cm ; 30 cm/s.

Câu 17: Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo lí tưởng có độ cứng k = 100 N/m để nó giãn ra được 10 cm

  • A. 1000 N.
  • B. 100 N.
  • C. 10 N.
  • D. 1 N.

Câu 18: Hai lò xo cùng chiều dài tự nhiên, có độ cứng lần lượt là k1 = 40 N/m và k2 = 60 N/m. Hỏi nếu ghép nối tiếp hai lò xo thì độ cứng tương đương là bao nhiêu?

  • A. 20 N/m.
  • B. 24 N/m.
  • C. 100 N/m.
  • D. 2 400 N/m.

Câu 19: Một lò xo khi treo vật m1 = 100 g sẽ giãn ra 5 cm. Thay thế vật m1 bằng vật m2, thì lò xo giãn 3 cm. Tìm m2.

  • A. 0,5 kg
  • B. 6 g.
  • C. 75 g
  • D. 0,06 kg.

Câu 20: Một lò xo có độ cứng 80 N/m được treo thẳng đứng. Khi móc vào đầu tự do của nó một vật có khối lượng 400 g thì lò xo dài 18 cm. Hỏi khi chưa móc vật thì lò xo dài bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 17,5 cm.
  • B. 13 cm.
  • C. 23 cm.
  • D. 18,5 cm.

Câu 21: Cho hai lò xo có độ cứng k1 và k2. Khi treo vào lò xo k1 vật có khối lượng 2 kg thì khi cân bằng lò xo dãn 2 cm, khi treo vật có khối lượng 6 kg vào lò xo k2 thì khi cân bằng lò xo dãn 12 cm. Khi đó ta có:

  • A. k2 = 2k1.
  • B. k1 = 3k2.
  • C. k1 = 2k2.
  • D. 3k1 = 4k2.

Câu 22: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 75 N/m. Lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi của nó khi bị kéo giãn vượt quá chiều dài 30 cm. Lực đàn hồi cực đại của lò xo bằng

  • A. 10 N.
  • B. 100 N.
  • C. 7,5 N.
  • D. 1 N.

Câu 23: Treo một vật khối lượng 200 g vào một lò xo thì lò xo có chiều dài 34 cm. Tiếp tục treo thêm vật khối lượng 100 g vào thì lúc này lò xo dài 36 cm. Lấy g = 10m/s$^{2}$. Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là:

  • A. 33 cm và 50 N/m.
  • B. 33 cm và 40 N/m.
  • C. 30 cm và 50 N/m.
  • D. 30 cm và 40 N/m.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác