Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 7 Gia tốc - chuyển động thẳng biến đổi đều

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 7 Gia tốc - chuyển động thẳng biến đổi đều - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Gia tốc là

  • A. đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của vận tốc theo thời gian.
  • B. đại lượng đặc trưng cho độ nhanh chậm của chuyển động.
  • C. đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nhanh chậm của tốc độ theo thời gian.
  • D. đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên về hướng của vận tốc.

Câu 2: Một xe máy đang đứng yên, sau đó khởi động và bắt đầu tăng tốc. Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe, nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. a > 0, v > 0.
  • B. a < 0, v < 0.
  • C. a > 0, v < 0.
  • D. a < 0, v > 0.

Câu 3: Gia tốc là một đại lượng

  • A. Đại số, đặc trưng nhanh hay chậm của chuyển động.
  • B. Đại số, đặc trưng cho tính  không thay  đổi của vận tốc.
  • C. Véctơ, đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động.
  • D. Véctơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.

Câu 4: Chọn đáp án đúng biểu diễn biểu thức gia tốc?

  • A. $\vec{a}=\frac{\vec{\Delta v}}{\Delta t}$
  • B. $a=\frac{\vec{\Delta v}}{\Delta t}$
  • C. $a=\frac{\Delta v}{\Delta t}$
  • D. $\vec{a}=\frac{\vec{\Delta d}}{\Delta t}$

Câu 5: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc

  • A. có giá trị bằng 0.
  • B. là một hằng số khác 0.
  • C. có giá trị biến thiên theo thời gian.
  • D. chỉ thay đổi hướng chứ không thay đổi về độ lớn.

Câu 6: Chuyển động chậm dần là chuyển động có

  • A. a > 0
  • B. a < 0
  • C. a.v > 0
  • D. a.v < 0

Câu 7: Chọn đáp án đúng.

  • A. Khi a = 0: chuyển động thẳng đều, vật có độ lớn vận tốc không đổi.
  • B. Khi a $\neq $ 0 và bằng hằng số: chuyển động thẳng biến đổi đều, vật có độ lớn vận tốc tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
  • C. Khi a $\neq $ 0 nhưng không phải hằng số: chuyển động thẳng biến đổi phức tạp.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 8: Hình vẽ mô tả đồ thị (v t) của bốn xe ô tô A, B, C, D. Nhận định nào sau đây là đúng?

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 7 Gia tốc - chuyển động thẳng biến đổi đều

  • A. Xe C chuyển động đều, còn các xe còn lại là chuyển động biến đổi đều
  • B. Chỉ có xe C chuyển động đều và chuyển động của xe A là biến đổi đều.
  • C. Xe A và B chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều.
  • D. Xe D chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều.

Câu 9: Trong các đồ thị vận tốc thời gian dưới đây, đồ thị nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?

  • A. Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 7 Gia tốc - chuyển động thẳng biến đổi đều
  • B. Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 7 Gia tốc - chuyển động thẳng biến đổi đều
  • C. Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 7 Gia tốc - chuyển động thẳng biến đổi đều
  • D. Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 7 Gia tốc - chuyển động thẳng biến đổi đều

Câu 10: Trong một số phương tiên giao thông như máy bay, xe đua, gia tốc tức thời được đo trực tiếp bằng dụng cụ nào?

  • A. Tốc kế
  • B. Gia tốc kế
  • C. Đồng hồ
  • D. Tốc kế hoặc gia tốc kế

Câu 11: Đồ thị độ dịch chuyển d sau khoảng thời gian t đối với chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng như thế nào?

  • A. đường thẳng
  • B. hyperbol
  • C. đường tròn
  • D. parabol

Câu 12: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần đều. Sau 10s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20s kể từ khi tăng ga là:

  • A. 1,5 m/s$^{2}$; 27 m/s
  • B. 1,5 m/s$^{2}$; 25 m/s
  • C. 0,5 m/s$^{2}$; 25 m/s
  • D. 0,5 m/s$^{2}$; 27 m/s

Câu 13: Quan sát đồ thị (v - t) trong hình của một vật đang chuyển động thẳng và cho biết quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian nào là lớn nhất?

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 7 Gia tốc - chuyển động thẳng biến đổi đều

  • A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 1 s.
  • B. Trong khoảng thời gian từ 1 s đến 2 s.
  • C. Trong khoảng thời gian từ 2 s đến 3 s.
  • D. Trong khoảng thời gian từ 3 s đến 4 s.

Câu 14: Một xe máy đang đi với tốc độ 36 km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt, cách xe 20 m. Người ấy phanh gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Tính gia tốc của xe.

  • A. – 1 m/s$^{2}$
  • B. 1,5 m/s$^{2}$
  • C. 2 m/s$^{2}$
  • D. -2,5 m/s$^{2}$

Câu 15: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.

  • A. 400 m.
  • B. 500 m.
  • C. 120 m.
  • D. 600 m.

Câu 16: Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?

  • A. v = 7.
  • B. v = 6t$^{2}$ + 2t - 2
  • C. v = 5t - 4.
  • D. v = 6t$^{2}$ - 2

Câu 17: Khi ô tô chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn thì ô tô đã chạy thêm được 100 m. Gia tốc của xe bằng:

  • A. - 0,5 m/s$^{2}$
  • B. 0,2 m/s$^{2}$
  • C. - 0,2 m/s$^{2}$
  • D. 0,5 m/s$^{2}$

Câu 18: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s thì thấy có vật cản ở trước mặt thì người đó phanh gấp. Biết khoảng cách kể từ lúc bắt đầu phanh đến chỗ vật cản là 15 m và gia tốc của xe có độ lớn là 5 m/s$^{2}$. Hỏi người đó phanh kịp không, nếu phanh kịp thì khoảng cách từ lúc dừng hẳn đến vật cản là bao nhiêu?

  • A. Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 1 m
  • B. Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 2 m
  • C. Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 3 m
  • D. Không phanh kịp

Câu 19: Xét hai xe A và B chuyển động cùng nhau vào hầm Thủ Thiêm dài 1 490 m. Xe A chuyển động với tốc độ ban đầu trước khi vào hầm là 60 km/h và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 144 km/h$^{2}$, xe B chuyển động chậm dần đều với gia tốc 120 km/h$^{2}$ từ lúc bắt đầu chạy vào hầm với tốc độ 55 km/h. Nhận định nào sau đây là đúng về thời gian chuyển động của hai xe trong hầm?

  • A. Hai xe đi hết hầm Thủ Thiêm cùng một khoảng thời gian.
  • B. Xe B ra khỏi hầm trước xe A.
  • C. Xe A ra khỏi hầm trước xe B.
  • D. Dữ liệu bài toán không đủ kết luận.

Câu 20: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều. Sau 1 phút 40 giây tàu đạt tốc độ 36 km/h. Quãng đường tàu đi được trong 1 phút 40 giây đó là bao nhiêu? Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.

  • A. 1,5 km.
  • B. 3,6 km.
  • C. 0,5 km.
  • D. 5,0 km.

Câu 21: Một xe chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là v = 10 - 2t, t thính theo s, v tính theo m/s. Quãng đường mà xe đó đi được trong 8 s đầu tiên là?

  • A. 26 m.
  • B. 16 m.
  • C. 34 m.
  • D. 49 m.

Câu 22: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động đọc theo trục Ox là x = 8 - 0,5(t - 2)$^{2}$ + t, với x đo bằng m, t đo bằng s. Từ phương trình này có thể suy ra kết luận nào sau đây?

  • A. Gia tốc của vật là 1,2 m/s$^{2}$ và luôn ngược hướng với vận tốc
  • B. Tốc độ của vật ở thời điểm t = 2 s là 2 m/s.
  • C. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 3 s là 1 m/s.
  • D. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian từ t’1 = 1 s đến t’2 = 3 s là 2 m.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác