Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 12 Chuyển động của vật trong chất lưu
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 12 Chuyển động của vật trong chất lưu - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hình dạng nào của vật cho lực cản nhỏ nhất?
- A. Khối cầu.
B. Hình dạng khí động học.
- C. Khối lập phương.
- D. Khối trụ dài.
Câu 2: Người ta thiết kế tên lửa có hình dạng đặc biệt với mục đích
A. để lực cản không khí là nhỏ nhất.
- B. thẩm mĩ.
- C. để tăng lực cản không khí.
- D. để chứa được nhiều nhiên liệu.
Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật chịu tác dụng lực cản của nước?
- A. Một chiếc ca nô đang neo đậu tại bến.
B. Bạn An đang tập bơi.
- C. Một khúc gỗ đang trôi theo dòng nước chảy nhẹ.
- D. Một vật đang nằm lơ lửng cân bằng trong nước.
Câu 4: Lực cản của chất lưu có đặc điểm:
- A. Điểm đặt tại trọng tâm của vật.
- B. Phương trùng với phương chuyển động của vật trong chất lưu.
- C. Ngược với chiều chuyển động của vật trong chất lưu.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 5: Chọn câu đúng. Lực cản của chất lưu
A. phụ thuộc hình dạng vật.
- B. phụ thuộc khối lượng của vật.
- C. như nhau với mọi vật.
- D. không phụ thuộc hình dạng vật.
Câu 6: Chọn đáp án đúng.
A. Mọi chất lưu đều tác dụng lực cản vào vật chuyển động, lực này tăng khi tốc độ của vật tăng và không đổi khi vật chuyển động đạt tốc độ giới hạn. Khi đó, các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau và vật chuyển động thẳng đều.
- B. Mọi chất lưu đều tác dụng lực cản vào vật chuyển động, lực này giảm khi tốc độ của vật tăng và không đổi khi vật chuyển động đạt tốc độ giới hạn.
- C. Mọi chất lưu đều tác dụng lực cản vào vật chuyển động, lực này tăng khi tốc độ của vật tăng và giảm khi vật chuyển động đạt tốc độ giới hạn.
- D. Mọi chất lưu đều tác dụng lực cản vào vật chuyển động, lực này giảm khi tốc độ của vật tăng và tăng khi vật chuyển động đạt tốc độ giới hạn.
Câu 7: Chọn phát biểu đúng.
- A. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ.
- B. Độ lớn của lực cản không phụ thuộc vào tốc độ của vật.
C. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ.
- D. Tờ giấy để phẳng rơi chậm hơn hòn đá khi cùng được thả từ trạng thái nghỉ trong không khí.
Câu 8: Chọn câu đúng. Sự rơi của vật trong chất lưu có lực cản
A. được chia làm ba giai đoạn: nhanh dần đều từ lúc bắt đầu rơi trong một thời gian ngắn. Nhanh dần không đều trong một khoảng thời gian tiếp theo, lúc này lực cản xuất hiện và tăng dần. Chuyển động đều với tốc độ giới hạn không đổi, khi đó tổng lực tác dụng lên vật rơi bị triệt tiêu.
- B. là chuyển động nhanh dần đều trong cả quá trình vật rơi.
- C. là chuyển động đều trong cả quá trình vật rơi.
- D. ban đầu nhanh đần đều, sau đó chậm dần đều.
Câu 9: Đặc điểm nào của loài cá giúp chúng thích nghi với môi trường nước.
- A. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn giúp giảm sức cản của nước.
- B. Mắt không có mí.
- C. Bên ngoài vảy có tuyến tiết chất nhầy để giảm ma sát với môi trường nước.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Các tàu ngầm thường được thiết kế giống với hình dạng của cá heo để:
A. giảm thiểu lực cản.
- B. đẹp mắt.
- C. tiết kiệm chi phí chế tạo.
- D. tăng thể tích khoang chứa.
Câu 11: Khinh khí cầu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
A. Khí nóng nhẹ hơn, chuyển động nhanh hơn khí lạnh.
- B. Bay lên nhờ động cơ.
- C. Dựa theo sức gió của môi trường xung quanh.
- D. Cả A và C đều đúng.
Câu 12: Vận động viên nhảy dù, khi bấm nút cho dù bung ra để có diện tích tiếp xúc lớn với không khí nhằm mục đích
A. để tăng lực cản không khí để đảm bảo tính an toàn cho người nhảy dù.
- B. để giảm lực cản của không khí.
- C. thẩm mĩ.
- D. do thiết kế truyền thống để lại.
Câu 13: Một con cá đang bơi trong nước chịu tác dụng của lực cản F = 0,5v ( v là tốc độ tức thời tính theo đơn vị m/s). Hãy tính lực tối thiểu để con cá đạt được tốc độ 5 m/s, giả sử con cá bơi theo phương ngang.
- A. 5 N.
- B. 3 N.
- C. 4 N.
D. 2,5 N.
Câu 14: Vận động viên đua xe đạp trong đường đua, ở giai đoạn nước rút khi gần về đích thường có động tác gập người và đầu hơi cúi xuống
A. nhằm mục đích giảm lực cản của không khí.
- B. nhằm mục đích tăng lực cản của không khí.
- C. do thói quen.
- D. do cấu tạo của cái xe.
Câu 15: Một người có thể bơi trong nước (khi nước không chảy thành dòng) với vận tốc 1,5 m/s. Người đó bơi trên một con sông, xuôi dòng từ điểm A đến điểm B sau đó bơi ngược lại từ B trở về. Biết tổng thời gian bơi là 2 phút và khoảng cách giữa A và B là 50 m. Vận tốc dòng chảy là
- A. 0,5 m/s
B. 1 m/s
- C. $\sqrt{2}$ m/s
- D. 0,75 m/s
Câu 16: Để giảm lực cản của nước lên cơ thể khi chúng ta bơi, ta nên
- A. giữ thăng bằng cơ thể khi bơi.
- B. giữ các ngón chân duỗi về phía sau khi bơi.
- C. đội mũ bơi và kính bơi.
D. cả ba đáp án trên.
Câu 17: Một vật khối lượng 2,5 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 100 m không vận tốc đầu, sau 20s thì chạm đất. Tính lực cản của không khí (coi như không đổi) tác dụng lên vật lấy g = 10 m/s$^{2}$.
A. 23,75 N.
- B. 40 N.
- C. 20,5 N.
- D. 25,25 N.
Câu 18: Khi thả rơi hai tờ giấy giống nhau, trong đó một tờ vo tròn và một tờ được để phẳng. Chọn đáp án đúng.
- A. Hai tờ giấy rơi nhanh chậm như nhau.
B. Tờ giấy vo tròn rơi nhanh hơn tờ giấy để phẳng vì lực cản của không khí tác dụng lên tờ để phẳng nhiều hơn lực cản của không khí lên tờ giấy vo tròn.
- C. Tờ giấy vo tròn rơi nhanh hơn tờ giấy để phẳng vì trọng lực tác dụng lên tờ để phẳng có độ lớn lớn hơn tờ giấy vo tròn.
- D. Tờ giấy vo tròn rơi nhanh hơn tờ giấy để phẳng vì lực cản của không khí tác dụng lên tờ để phẳng ít hơn lực cản của không khi lên tờ giấy vo tròn.
Câu 19: Một quả cầu khối lượng m = 1 kg, bán kính r = 8 cm. Tìm vận tốc rơi cực đại của quả cầu. Biết rằng lực cản của không khí có biểu thức F = kSv$^{2}$ hệ số k = 0,024.
- A. 14,4 m/s.
B. 144 m/s.
- C. 50 m/s.
- D. 35 m/s.
Câu 20: Móc một quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 40 N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?
- A. Tăng lên
B. Giảm đi
- C. Không đổi
- D. Chỉ số 0
Xem toàn bộ: Giải bài 12 Chuyển động của vật trong chất lưu
Bình luận