Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 12 Chuyển động của vật trong chất lưu (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 12 Chuyển động của vật trong chất lưu - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chọn câu đúng. Lực cản của chất lưu

  • A. phụ thuộc hình dạng vật.
  • B. phụ thuộc khối lượng của vật.
  • C. như nhau với mọi vật.
  • D. không phụ thuộc hình dạng vật.

Câu 2: Lực cản có đặc điểm gì?

  • A. Cùng chiều chuyển động
  • B. Ngược chiều chuyển động
  • C. Cản trở chuyển động
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 3: Chọn phát biểu đúng.

  • A. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ.
  • B. Độ lớn của lực cản không phụ thuộc vào tốc độ của vật.
  • C. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ.
  • D. Tờ giấy để phẳng rơi chậm hơn hòn đá khi cùng được thả từ trạng thái nghỉ trong không khí.

Câu 4: Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau đây:

  • A. Lực của mặt nước và lực hút của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước.
  • B. Lực của 2 em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.
  • C. Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo.
  • D. Lực nâng của sàn nhà và lực hút của trái đất tác dụng vào bàn.

Câu 5: Một tên lửa chuyển động theo hướng từ Tây sang Đông, hỏi lực cản tên lửa có hướng như thế nào?

  • A. Hướng từ Bắc đến Nam
  • B. Hướng từ Nam đến Bắc
  • C. Hướng từ Đông sang Tây
  • D. Hướng từ Tây sang Đông

Câu 6: Vận động viên nhảy dù, khi bấm nút cho dù bung ra để có diện tích tiếp xúc lớn với không khí nhằm mục đích

  • A. để tăng lực cản không khí để đảm bảo tính an toàn cho người nhảy dù.
  • B. để giảm lực cản của không khí.
  • C. thẩm mĩ.
  • D. do thiết kế truyền thống để lại.

Câu 7: Lực nâng của chất lưu có tác dụng gì

  • A. Khinh khí cầu lơ lửng trên không trung
  • B. Máy bay di chuyển trong không khí
  • C. Cho phép tàu thuyền di chuyển trên mặt nước
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước lại khó hơn?

  • A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.
  • B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng hơn”.
  • C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản.
  • D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

Câu 9: Người ta thiết kế tên lửa có hình dạng đặc biệt với mục đích

  • A. để lực cản không khí là nhỏ nhất.
  • B. thẩm mĩ.
  • C. để tăng lực cản không khí.
  • D. để chứa được nhiều nhiên liệu.

Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật chịu tác dụng lực cản của nước?

  • A. Một chiếc ca nô đang neo đậu tại bến.
  • B. Bạn An đang tập bơi.
  • C. Một khúc gỗ đang trôi theo dòng nước chảy nhẹ.
  • D. Một vật đang nằm lơ lửng cân bằng trong nước.

Câu 11: Đặc điểm nào của loài cá giúp chúng thích nghi với môi trường nước.

  • A. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn giúp giảm sức cản của nước.
  • B. Mắt không có mí.
  • C. Bên ngoài vảy có tuyến tiết chất nhầy để giảm ma sát với môi trường nước.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Chọn đáp án đúng.

  • A. Mọi chất lưu đều tác dụng lực cản vào vật chuyển động, lực này tăng khi tốc độ của vật tăng và không đổi khi vật chuyển động đạt tốc độ giới hạn. Khi đó, các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau và vật chuyển động thẳng đều.
  • B. Mọi chất lưu đều tác dụng lực cản vào vật chuyển động, lực này giảm khi tốc độ của vật tăng và không đổi khi vật chuyển động đạt tốc độ giới hạn.
  • C. Mọi chất lưu đều tác dụng lực cản vào vật chuyển động, lực này tăng khi tốc độ của vật tăng và giảm khi vật chuyển động đạt tốc độ giới hạn.
  • D. Mọi chất lưu đều tác dụng lực cản vào vật chuyển động, lực này giảm khi tốc độ của vật tăng và tăng khi vật chuyển động đạt tốc độ giới hạn.

Câu 13: Vận động viên đua xe đạp trong đường đua, ở giai đoạn nước rút khi gần về đích thường có động tác gập người và đầu hơi cúi xuống

  • A. nhằm mục đích giảm lực cản của không khí.
  • B. nhằm mục đích tăng lực cản của không khí.
  • C. do thói quen.
  • D. do cấu tạo của cái xe.

Câu 14: Một vận động viên nhảy dù, hỏi lực cản có hướng như thế nào?

  • A. Hướng vuông góc với chiều nhảy của vận động viên
  • B. Hướng từ trên xuống dưới
  • C. Hướng từ dưới lên trên
  • D. Hướng hợp với phương thẳng đứng một góc 450

Câu 15: Để giảm lực cản của nước lên cơ thể khi chúng ta bơi, ta nên

  • A. giữ thăng bằng cơ thể khi bơi.
  • B. giữ các ngón chân duỗi về phía sau khi bơi.
  • C. đội mũ bơi và kính bơi.
  • D. cả ba đáp án trên.

Câu 16: Chọn câu đúng. Sự rơi của vật trong chất lưu có lực cản

  • A. được chia làm ba giai đoạn: nhanh dần đều từ lúc bắt đầu rơi trong một thời gian ngắn. Nhanh dần không đều trong một khoảng thời gian tiếp theo, lúc này lực cản xuất hiện và tăng dần. Chuyển động đều với tốc độ giới hạn không đổi, khi đó tổng lực tác dụng lên vật rơi bị triệt tiêu.
  • B. là chuyển động nhanh dần đều trong cả quá trình vật rơi.
  • C. là chuyển động đều trong cả quá trình vật rơi.
  • D. ban đầu nhanh đần đều, sau đó chậm dần đều.

Câu 17: Các tàu ngầm thường được thiết kế giống với hình dạng của cá heo để:

  • A. giảm thiểu lực cản.
  • B. đẹp mắt.
  • C. tiết kiệm chi phí chế tạo.
  • D. tăng thể tích khoang chứa.

Câu 18: Hình sau biểu diễn các lực tác dụng lên quả tennis đang rơi thẳng đứng. Cho m = 56 g, hãy tính gia tốc của quả tennis.

Hình sau biểu diễn các lực tác dụng lên quả tennis đang rơi thẳng đứng. Cho m = 56 g, hãy tính gia tốc của quả tennis.

  • A. 3,6 m/s$^{2}$
  • B. 11,7 m/s$^{2}$
  • C. 14,3 m/s$^{2}$
  • D. 17,9 m/s$^{2}$

Câu 19: Một người có thể bơi trong nước (khi nước không chảy thành dòng) với vận tốc 1,5 m/s. Người đó bơi trên một con sông, xuôi dòng từ điểm A đến điểm B sau đó bơi ngược lại từ B trở về. Biết tổng thời gian bơi là 2 phút và khoảng cách giữa A và B là 50 m. Vận tốc dòng chảy là

  • A. 0,5 m/s
  • B. 1 m/s
  • C. $\sqrt{2}$ m/s
  • D. 0,75 m/s

Câu 20: Một vật có khối lượng 600 g làm bằng chất có khối lượng riêng D = 10,5 g/cmđược nhúng hoàn toàn trong nước. Cho khối lượng riêng của nước là ρ = 1000 kg/m. Lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2

  • A. 0,47 N
  • B. 0,57 N
  • C. 0,67 N
  • D. 0,77 N

Câu 21: Một quả cầu khối lượng m = 1 kg, bán kính r = 8 cm. Tìm vận tốc rơi cực đại của quả cầu. Biết rằng lực cản của không khí có biểu thức F = kSv$^{2}$ hệ số k = 0,024.

  • A. 14,4 m/s.
  • B. 144 m/s.
  • C. 50 m/s.
  • D. 35 m/s.

Câu 22: Một con cá đang bơi trong nước chịu tác dụng của lực cản F = 0,5v ( v là tốc độ tức thời tính theo đơn vị m/s). Hãy tính lực tối thiểu để con cá đạt được tốc độ 5 m/s, giả sử con cá bơi theo phương ngang.

  • A. 5 N.
  • B. 3 N.
  • C. 4 N.
  • D. 2,5 N.

Câu 23: Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100 cm. Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8 N. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật và trọng lượng riêng của vật lần lượt là:

  • A. 1 N; 8900 N/m3
  • B. 1,5 N; 8900 N/m3
  • C. 1 N; 7800 N/m3
  • D. 1,5 N; 7800 N/m3

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác