Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 17 Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 17 Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cơ năng của một vật bằng

  • A. hiệu của động năng và thế năng của vật.
  • B. hiệu của thế năng và động năng của vật.
  • C. tổng động năng và thế năng của vật.
  • D. tích của động năng và thế năng của vật.

Câu 2: Công thức tính động năng của vật khối lượng m là

  • A. $W_{d}=\frac{m.v^{2}}{2}$
  • B. $W_{d}=\frac{m.v}{2}$
  • C. $W_{d}=2.m.v$
  • D. $W_{d}=\frac{2}{m.v}$

Câu 3: Động năng của một vật không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Phụ thuộc vào khối lượng của vật.
  • B. Không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
  • C. Là đại lượng vô hướng, không âm.
  • D. Phụ thuộc vào vận tốc của vật.

Câu 4: Xét một vật chỉ chịu tác dụng của trường trọng lực, tại vị trí vật có động năng cực đại thì

  • A. thế năng cực tiểu.
  • B. thế năng cực đại.
  • C. cơ năng cực đại.
  • D. cơ năng bằng 0.

Câu 5: Thế năng trọng trường của một vật có giá trị

  • A. luôn dương.
  • B. luôn âm.
  • C. khác 0.
  • D. có thể dương, có thể âm hoặc bằng 0.

Câu 6: Động năng là một đại lượng

  • A. có hướng, luôn dương.
  • B. có hướng, không âm.
  • C. vô hướng, không âm.
  • D. vô hướng, luôn dương.

Câu 7: Chọn câu sai:

  • A. Công thức tính động năng: $W_{d}=\frac{1}{2}m.v^{2}$
  • B. Đơn vị động năng là: kg.m/s$^{2}$
  • C. Đơn vị động năng là đơn vị công.
  • D. Đơn vị động năng là: W.s.

Câu 8: Cơ năng của một vật được bảo toàn khi

  • A. vật chịu tác dụng của các lực nhưng không phải là các lực thế.
  • B. vật chỉ chịu tác dụng của lực thế.
  • C. vật chịu tác dụng của mọi lực bất kì.
  • D. vật chỉ chịu tác dụng của một lực duy nhất.

Câu 9: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau:

  • A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ.
  • B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.
  • C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương.
  • D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng.

Câu 10: Chọn câu sai trong các câu sau. Động năng của vật không đổi khi vật

  • A. chuyển động thẳng đều.
  • B. chuyển động với gia tốc không đổi.
  • C. chuyển động tròn đều.
  • D. chuyển động cong đều.

Câu 11: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu vo = 10 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Ở độ cao nào thế năng bằng động năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

  • A. 4,5 m.
  • B. 3 m.
  • C. 2,5 m.
  • D. 5 m.

Câu 12: Động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào nếu khối lượng của vật tăng gấp đôi và tốc độ của vật giảm còn một nửa?

  • A. Không đổi.
  • B. Giảm 2 lần.
  • C. Tăng 2 lần.
  • D. Giảm 4 lần.

Câu 13: Một ô tô khối lượng 1200 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ô tô bằng:

  • A. 1,2.10$^{5}$ J.
  • B. 2,4.10$^{5}$ J.
  • C. 1,2.10$^{4}$ J.
  • D. 2,4.10$^{4}$ J.

Câu 14: Một vận động viên nhảy cầu nhảy xuống hồ nước từ tấm ván ở độ cao 10 m so với mặt hồ. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$. Tốc độ của người khi cách mặt hồ 4 m là:

  • A. 14,14 m/s.
  • B. 8,94 m/s.
  • C. 10,84 m/s.
  • D. 7,7 m/s.

Câu 15: Một viên đạn có khối lượng 14 g bay theo phương ngang với vận tốc 400 m/s xuyên qua tấm gỗ dày 5 cm, sau khi xuyên qua gỗ, đạn có vận tốc 120 m/s. Tính lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn

  • A. 20384 N.
  • B. 20000 N.
  • C. 10500 N.
  • D. 20500 N.

Câu 16: Từ độ cao 180 m người ta thả rơi một vật nặng không vận tốc ban đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Khi thế năng bằng động năng thì vật có độ cao h và vận tốc v. Giá trị $\frac{h}{v}$ gần giá trị nào sau đây nhất?

  • A. 2,0.
  • B. 2,5.
  • C. 3,0.
  • D. 3,5.

Câu 17: Ba quả bóng giống hệt nhau được ném ở cùng một độ cao từ đỉnh của tòa nhà như hình vẽ. Quả bóng (1) được ném phương ngang, quả bóng (2) được ném xiên lên trên, quả bóng (3) được ném xiên xuống đưới. Các quả bóng được ném với cùng tốc độ đầu. Bỏ qua lực cản của không khí. Sắp xếp tốc độ của các quả bóng khi chạm đất theo thứ tự giảm dần.

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 17 Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng

  • A. 1, 2, 3.
  • B. 2, 1, 3.
  • C. 3, 1, 2.
  • D. Ba quả bóng chạm đất với cùng tốc độ.

Câu 18: Từ độ cao 25 m một vật được ném lên thẳng đứng với độ lớn vận tốc ban đầu vo = 20 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất là? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

  • A. 60 m.
  • B. 45 m.
  • C. 20 m.
  • D. 80 m.

Câu 19: Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g = 10 m/s$^{2}$. Tính thế năng trọng trường của vật tại đáy giếng cách mặt đất 5 m với gốc thế năng tại mặt đất.

  • A. 500 J.
  • B. -400 J.
  • C. 400 J.
  • D. -500 J.

Câu 20: Một vận động viên trượt tuyết có tổng khối lượng 60 kg bắt đầu trượt trên đồi tuyết từ điểm A đến điểm B. Biết điểm A có độ cao lớn hơn điểm B là 10 m. Giả sử lực cản là không đáng kể. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Động năng của vận động viên này khi đến vị trí B là bao nhiêu?

  • A. 6.10$^{3}$ J.
  • B. 3.10$^{2}$ J.
  • C. 60 J.
  • D. Không xác định được vì còn phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.

Câu 21: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu 4 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Cho g = 10 m/s$^{2}$. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng

  • A. 0,4 m.
  • B. 0,8 m.
  • C. 0,6 m.
  • D. 2 m.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác