Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 17 Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 17 Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một vật được ném từ dưới lên. Trong quá trình chuyển động của vật thì:
A. Động năng giảm, thế năng tăng.
- B. Động năng giảm, thế năng giảm.
- C. Động năng tăng, thế năng giảm.
- D. Động năng và thế năng đều không đổi
Câu 2: Cơ năng của một vật được bảo toàn khi
- A. vật chịu tác dụng của các lực nhưng không phải là các lực thế.
B. vật chỉ chịu tác dụng của lực thế.
- C. vật chịu tác dụng của mọi lực bất kì.
- D. vật chỉ chịu tác dụng của một lực duy nhất.
Câu 3: Chọn câu sai trong các câu sau. Động năng của một vật không đổi khi
- A. chuyển động thẳng đều.
- B. chuyển động tròn đều.
- C. chuyển động cong đều.
D. chuyển động biến đổi đều.
Câu 4: Cơ năng của một vật bằng
- A. hiệu của động năng và thế năng của vật.
- B. hiệu của thế năng và động năng của vật.
C. tổng động năng và thế năng của vật.
- D. tích của động năng và thế năng của vật.
Câu 5: Công thức tính động năng của vật khối lượng m là
A. $W_{d}=\frac{m.v^{2}}{2}$
- B. $W_{d}=\frac{m.v}{2}$
- C. $W_{d}=2.m.v$
- D. $W_{d}=\frac{2}{m.v}$
Câu 6: Đại lượng nào không đổi khi một vật được ném theo phương nằm ngang?
- A. Thế năng.
- B. Động năng.
C. Cơ năng.
- D. Động lượng.
Câu 7: Tìm câu sai.
A. Động lượng và động năng có cùng đơn vị vì chúng đều phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật.
- B. Động năng là một dạng năng lượng cơ học có quan hệ chặt chẽ với công.
- C. Khi ngoại lực tác dụng lên vật và sinh công dương thì động năng của vật tăng.
- D. Định lí động năng đúng trong mọi trường hợp lực tác dụng bất kì và đường đi bất kì.
Câu 8: Động năng là một đại lượng
- A. có hướng, luôn dương.
- B. có hướng, không âm.
C. vô hướng, không âm.
- D. vô hướng, luôn dương.
Câu 9: Xét một vật chỉ chịu tác dụng của trường trọng lực, tại vị trí vật có động năng cực đại thì
A. thế năng cực tiểu.
- B. thế năng cực đại.
- C. cơ năng cực đại.
- D. cơ năng bằng 0.
Câu 10: Xét chuyển động của con lắc đơn như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Động năng của vật cực đại tại A và B cực tiểu tại O.
B. Động năng của vật cực đại tại O và cực tiểu tại A và B.
- C. Thế năng của vật cực đại tại O.
- D. Thế năng của vật cực tiểu tại M.
Câu 11: Một chiếc máy bay bắt đầu tăng tốc từ trạng thái nghỉ để đạt được tốc độ đủ lớn cho máy bay có thể cất cánh. Động năng máy bay thay đổi như thế nào trong quá trình này?
- A. Động năng không đổi
B. Động năng tăng dần
- C. Động năng giảm dần
- D. Động năng tăng rồi giảm
Câu 12: Động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào nếu khối lượng của vật tăng gấp đôi và tốc độ của vật giảm còn một nửa?
- A. Không đổi.
B. Giảm 2 lần.
- C. Tăng 2 lần.
- D. Giảm 4 lần.
Câu 13: Một người nâng tạ lên cao sao cho tốc độ của tạ là không đổi trong suốt quá trình chuyển động. Chọn gốc thế năng trọng trường tại mặt đất. Trong các đại lượng sau đại lượng nào của tạ không thay đổi trong quá trình trên?
A. động năng
- B. thế năng
- C. cơ năng
- D. năng lượng
Câu 14: Từ độ cao 25 m một vật được ném lên thẳng đứng với độ lớn vận tốc ban đầu vo = 20 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất là? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
- A. 60 m.
B. 45 m.
- C. 20 m.
- D. 80 m.
Câu 15: Một ô tô khối lượng 1200 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ô tô bằng:
- A. 1,2.10$^{5}$ J.
B. 2,4.10$^{5}$ J.
- C. 1,2.10$^{4}$ J.
- D. 2,4.10$^{4}$ J.
Câu 16: Một vật có khối lượng 0,2 kg được ném thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản. Khi vật đi được quãng đường 8 m thì động năng của vật có giá trị bằng
- A. 9 J.
- B. 7 J.
- C. 8 J.
D. 6 J.
Câu 17: Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:
- A. 0,32 m/s.
B. 36 km/h
- C. 36 m/s
- D. 10 km/h.
Câu 18: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu vo = 10 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Ở độ cao nào thế năng bằng động năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
- A. 4,5 m.
- B. 3 m.
C. 2,5 m.
- D. 5 m.
Câu 19: Một búa máy có khối lượng m = 400kg thả rơi tự do từ độ cao 5m xuống đất đóng vào một cọc có khối lượng M = 100kg trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất 5cm. Coi va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho g = 10m/s2. Tính lực cản coi như không đổi của đất.
- A. 628450 N.
B. 325000 N.
- C. 318500 N.
- D. 154360 N.
Câu 20: Vật đang chuyển động với vận tốc 15 m/s thì trượt lên dốc. Biết dốc dài 50m, cao 25m, hệ số ma sát giữa vật và dốc là 0,2. Lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật đi được đến khi dừng lại là bao nhiêu? Vật có lên hết dốc không?
- A. 28,71; Vật không lên được hết dốc
B. 16,71m; Vật không lên được hết dốc
- C. 50m; Vật lên được hết dốc
- D. 60,1m; Vật lên được hết dốc
Câu 21: Một vận động viên nhảy cầu nhảy xuống hồ nước từ tấm ván ở độ cao 10 m so với mặt hồ. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$. Tốc độ của người khi cách mặt hồ 4 m là:
- A. 14,14 m/s.
- B. 8,94 m/s.
C. 10,84 m/s.
- D. 7,7 m/s.
Câu 22: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu 4 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Cho g = 10 m/s$^{2}$. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng
- A. 0,4 m.
B. 0,8 m.
- C. 0,6 m.
- D. 2 m.
Câu 23: Một ô tô bắt đầu chạy lên dốc với vận tốc 18 m/s thì chết máy. Dốc nghiêng 20$^{o}$ đối với phương ngang và hệ số ma sát trượt giữa các bánh xe với mặt đường là 0,3. Sau khi chạy lên dốc, xe chạy giật lùi trở xuống đến cuối dốc với vận tốc bằng
- A. 18 m/s
- B. 15 m/s
C. 5,6 m/s
- D. 3,2 m/s
Câu 24: Một vận động viên trượt tuyết có tổng khối lượng 60 kg bắt đầu trượt trên đồi tuyết từ điểm A đến điểm B. Biết điểm A có độ cao lớn hơn điểm B là 10 m. Giả sử lực cản là không đáng kể. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Động năng của vận động viên này khi đến vị trí B là bao nhiêu?
A. 6.10$^{3}$ J.
- B. 3.10$^{2}$ J.
- C. 60 J.
- D. Không xác định được vì còn phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.
Câu 25: Một ô tô mô hình được thả nhẹ từ trạng thái nghỉ từ độ cao h của một cái rãnh không ma sát. Rãnh được uốn thành đường tròn có đường kính D ở phía cuối như trên hình vẽ. Ô tô này trượt trên rãnh được cả vòng tròn mà không bị rơi. Giá trị tối thiểu của h là
A. $\frac{5D}{4}$.
- B. $\frac{3D}{2}$.
- C. $\frac{5D}{2}$.
- D. $\frac{5D}{3}$.
Bình luận