Trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì I (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
A. Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, âm học.
- B. Cơ học, điện học, quang học, lịch sử.
- C. Cơ học, điện học, văn học, nhiệt động lực học.
- D. Cơ học, điện học, nhiệt học, địa lí.
Câu 2: Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng
- A. đi qua gốc tọa độ.
B. song song với trục hoành.
- C. bất kì.
- D. song song với trục tung.
Câu 3: Vật nào sau đây được coi là chất điểm?
A. Một xe máy đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội.
- B. Một xe ô tô khách loại 45 chỗ ngồi chuyển động từ giữa sân trường ra cổng trường.
- C. Một bạn học sinh đi từ nhà ra cổng.
- D. Một bạn học sinh đi từ cuối lớp lên bục giảng.
Câu 4: Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng chính là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. Quá trình này gồm các bước như sau:
A. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
- B. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
- C. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
- D. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu.
Câu 5: Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện?
A. Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện.
B. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện.
C. Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện.
D. Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở.
E. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thống đường điện và các đồ dùng điện.
F. Đến gần nhưng không tiếp xúc với các máy biến thế và lưới điện cao áp.
- A. B, D, F
B. A, B, E
- C. C, D, F
- D. B, C, E
Câu 6: Phân tích lực là phép
- A. tổng hợp hai lực song song, cùng chiều.
- B. phân tích một lực thành hai lực song song, ngược chiều.
C. thay thế một lực thành hai lực thành phần có tác dụng giống hệt lực ấy.
- D. phân tích một lực thành nhiều lực bất kì.
Câu 7: Moment lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng
A. làm vật quay.
- B. làm vật chuyển động tịnh tiến.
- C. vừa làm vật quay vừa chuyển động tịnh tiến.
- D. làm vật cân bằng.
Câu 8: Hệ quy chiếu bao gồm các yếu tố
A. vật làm gốc, hệ trục tọa độ và đ ồng hồ đo thời gian.
- B. vật làm gốc, đồng hồ đo thời gian.
- C. hệ trục tọa độ và đồng hồ đo thời gian.
- D. vật làm gốc, hệ trục tọa độ .
Câu 9: Sai số hệ thống là
- A. kết quả của những thay đổi trong các lần đo do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên (thời tiết, độ ẩm, thiết bị, …) gây ra.
- B. sai số do con người tính toán sai.
C. sai số có giá trị không đổi trong các lần đo, được tiến hành bằng cùng dụng cụ và phương pháp đo.
- D. tỉ số tính ra phần trăm của sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
Câu 10: Cách ghi kết quả đo của một đại lượng vật lí
A. $x=\bar{x}\pm \Delta x$
- B. $x=\frac{x_{1}+x_{2}+...x_{n}}{n}$
- C. $x=\frac{\Delta x}{\bar{x}}$
- D. $x=\Delta x.\bar{x}$
Câu 11: Đáp án nào sau đây gồm có một đơn vị cơ bản và một đơn vị dẫn xuất?
- A. Mét, kilogam.
B. Niuton, mol.
- C. Paxcan, jun.
- D. Candela, kenvin.
Câu 12: Một vận động viên đã chạy 10000 m trong thời gian là 36 phút 23 giây 44. Tính tốc độ trung bình của vận động viên đó theo đơn vị là m/s.
A. 4,58 m/s.
- B. 5 m/s.
- C. 4 m/s.
- D. 6 m/s.
Câu 13: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.
A. s = 800 m và d = 200m.
- B. s = 200 m và d = 200m.
- C. s = 500 m và d = 200m.
- D. s = 800 m và d = 300m.
Câu 14: Chọn phương án đúng
- A. Quỹ đạo và vận tốc của chuyển động không có tính tương đối
- B. Vận tốc trong các hệ quy chiếu khác nhau là giống nhau
C. Quỹ đạo trong các hệ quy chiếu khác nhau là khác nhau
- D. Quỹ đạo của chuyển động có tính tương đối, vận tốc của chuyển động không có tính tương đối
Câu 15: Trường hợp nào sau đây không thể coi vật như là một chất điểm?
- A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
- B. Trái đất chuyển động quay quanh mặt trời.
- C. Viên bi rơi từ tầng 5 của tòa nhà xuống đất.
D. Trái đất chuyển động tự quay quanh trục của chính nó.
Câu 16: Câu nào sau đây sai khi nói về lực căng dây?
- A. lực căng dây có bản chất là lực đàn hồi.
- B. lực căng dây có điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.
- C. lực căng có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu vào phần giữa của dây.
D. lực căng có thể là lực kéo hoặc lực nén.
Câu 17: Tại một thời điểm, ở vị trí M trên đoạn đường thẳng có xe máy A chạy qua với tốc độ 30 km/h. Sau 10 phút, cũng tại vị trí M, có xe máy B chạy qua với tốc độ 40 km/h để đuổi theo xe máy A. Giả sử hai xe máy chuyển động thẳng với tốc độ xem như không đổi. Quãng đường mà xe máy A đã đi được đến khi xe máy B đuổi kịp là bao nhiêu?
A. 20km
- B. 30km
- C. 40km
- D. 50km
Câu 18: Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:
- A. tác dụng vào cùng một vật.
B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
- C. không bằng nhau về độ lớn.
- D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 19: Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính độ dịch chuyển tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên.
A. $\vec{d_{13}}=\vec{d_{12}}+\vec{d_{23}}$
- B. $\vec{d_{12}}=\vec{d_{13}}+\vec{d_{23}}$
- C. $d_{12}=d_{13}+d_{23}$
- D. $d_{23}=d_{12}+d_{13}$
Câu 20: Chọn đáp án đúng.
- A. Khi a = 0: chuyển động thẳng đều, vật có độ lớn vận tốc không đổi.
- B. Khi a ≠ 0 và bằng hằng số: chuyển động thẳng biến đổi đều, vật có độ lớn vận tốc tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
- C. Khi a ≠ 0 nhưng không phải hằng số: chuyển động thẳng biến đổi phức tạp.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 21: Khi vật treo trên sợi dây nhẹ cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật
- A. cùng hướng với lực căng dây.
B. cân bằng với lực căng dây.
- C. hợp với lực căng dây một góc 90o.
- D. bằng không.
Câu 22: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.
- A. 400 m.
- B. 500 m.
- C. 120 m.
D. 600 m.
Câu 23: Chọn phát biểu đúng:
A. Khi vật bị biến dạng hoặc vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
- B. Khi một vật đang chuyển động mà đột nhiên không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật sẽ dừng lại ngay lập tức.
- C. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động vì khi ta tác dụng lực lên một vật đang đứng yên thì vật đó bắt đầu chuyển động.
- D. Theo định luật I Newton, nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào thì vật phải đứng yên.
Câu 24: Một xe máy đang đứng yên, sau đó khởi động và bắt đầu tăng tốc. Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. a > 0, v > 0.
- B. a < 0, v < 0.
- C. a > 0, v < 0.
- D. a < 0, v > 0.
Câu 25: Hệ số ma sát trượt
- A. không phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai mặt tiếp xúc.
- B. luôn bằng với hệ số ma sát nghỉ.
C. không có đơn vị.
- D. có giá trị lớn nhất bằng 1.
Câu 26: Quỹ đạo của vật ném ngang trong hệ tọa độ Oxy là
A. một nhánh của đường Parabol.
- B. đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
- C. là đường thẳng vuông góc với trục Oy.
- D. là đường thẳng vuông góc với trục Ox.
Câu 27: Yếu tố nào ảnh hưởng chính đến tầm xa.
- A. Vận tốc ném ban đầu.
- B. Góc ném (góc hợp bởi phương ngang và phương của vận tốc ban đầu).
- C. Độ cao của vị trí ném vật.
D. Cả 3 yếu tố trên.
Câu 28: Vật A có khối lượng gấp hai lần vật B. Ném hai vật theo phương ngang với cùng tốc độ đầu ở cùng một vị trí. Nếu bỏ qua mọi lực cản thì
- A. vị trí chạm đất của vật A xa hơn vị trí chạm đất của vật B.
- B. vị trí chạm đất của vật B xa hơn vị trí chạm đất của vật A.
C. vật A và B rơi cùng vị trí.
- D. chưa đủ dữ kiện để đưa ra kết luận về vị trí của hai vật.
Câu 29: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9 m. Vận tốc ban đầu có độ lớn là vo. Tầm xa của vật 18m. Tính vo. Lấy g = 10 m/s2.
- A. 19 m/s.
B. 13,4 m/s.
- C. 10 m/s.
- D. 3,16 m/s.
Câu 30: Một ô tô khách đang chuyển động thẳng, bỗng nhiên ô tô rẽ quặt sang phải. Người ngồi trong xe bị xô về phía nào?
- A. Bên phải.
B. Bên trái.
- C. Chúi đầu về phía trước.
- D. Ngả người về phía sau.
Câu 31: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10 m/s2.
- A. 9,7 km.
- B. 8,6 km.
- C. 8,2 km.
D. 8,9 km.
Câu 32: Một quả bóng, khối lượng 500 g bay với tốc độ 20 m/s đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng và bay ngược lại với tốc độ 15 m/s. Thời gian va đập là 0,02 s. Lực do bóng tác dụng vào tường có độ lớn bằng bao nhiêu? Chọn chiều dương là chiều bóng đập vào tường.
A. 875 N.
- B. 500 N.
- C. 1000 N.
- D. 200 N.
Câu 33: Hai xe A và B cùng đặt trên mặt phẳng nằm ngang, đầu xe A có gắn mộ lò xo nhẹ. Đặt hai xe sát nhau để lò xo bị nén rồi buông nhẹ để hai xe chuyển động ngược chiều nhau. Tính từ lúc thả tay, xe A và B đi được quãng đường lần lượt là 1 m và 2 m trong cùng một khoảng thời gian. Biết lực cản của môi trường tỉ lệ với khối lượng của xe. Tỉ số khối lương của xe A và xe B là?
A. 2.
- B. 0,5.
- C. 4.
- D. 0,25.
Câu 34: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần
A. Cùng phương, cùng chiều.
- B. Cùng phương, ngược chiều.
- C. Vuông góc với nhau.
- D. Hợp với nhau một góc khác không.
Câu 35: Hình dạng nào của vật cho lực cản nhỏ nhất?
- A. Khối cầu.
B. Hình dạng khí động học.
- C. Khối lập phương.
- D. Khối trụ dài.
Câu 36: Chọn câu đúng. Lực cản của chất lưu
A. phụ thuộc hình dạng vật.
- B. phụ thuộc khối lượng của vật.
- C. như nhau với mọi vật.
- D. không phụ thuộc hình dạng vật.
Câu 37: Một thùng hàng có khối lượng 54,0 kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang và phải cần lực đẩy ít nhất bằng 108 N để làm thùng hàng bắt đầu chuyển động. Độ lớn lực ép giữa sàn và thùng hàng.
- A. 54 N.
B. 529,2 N.
- C. 5832 N.
- D. 162 N.
Câu 38: Độ lớn của hợp lực hai lực đồng quy hợp với nhau góc α thỏa mãn biểu thức nào?
- A. $F=\sqrt{F_{1}^{2}+F_{2}^{2}-2.F_{1}.F_{2}.cos\alpha}$
B. $F=\sqrt{F_{1}^{2}+F_{2}^{2}+2.F_{1}.F_{2}.cos\alpha}$
- C. $F=\sqrt{F_{1}^{2}+F_{2}^{2}+2.F_{1}.F_{2}}$
- D. $F=F_{1}^{2}+F_{2}^{2}+2.F_{1}.F_{2}$
Câu 39: Móc một quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 40 N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?
- A. Tăng lên
B. Giảm đi
- C. Không đổi
- D. Chỉ số 0
Câu 40: Một vật khối lượng 2,5 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 100 m không vận tốc đầu, sau 20s thì chạm đất. Tính lực cản của không khí (coi như không đổi) tác dụng lên vật lấy g = 10 m/s2.
A. 23,75 N.
- B. 40 N.
- C. 20,5 N.
- D. 25,25 N.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì I
Bình luận