Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì I (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn câu sai? Các loại mô hình sau đây là các mô hình thường dùng ở các trường phổ thông?

  • A. Mô hình vật chất.
  • B. Mô hình lý thuyết.
  • C. Mô hình toán học.
  • D. Mô hình suy luận.

Câu 2: Chuyển động nào sau đây là chuyển động thẳng nhanh dần?

  • A. Chuyển động của xe ô tô khi bắt đầu chuyển động.
  • B. Chuyển động của xe buýt khi vào trạm.
  • C. Chuyển động của xe máy khi tắc đường.
  • D. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.

Câu 3: Khi sử dụng máy biến áp phải

  • A. đặt nút điều chỉnh điện áp ở mức thấp nhất rồi tăng dần lên.
  • B. đặt nút điều chỉnh ở mức cao nhất rồi hạ dần xuống.
  • C. đặt nút điều chỉnh ở mức trung bình rồi tăng dần lên.
  • D. đặt nút điểu chỉnh ở mức trung bình rồi giảm dần xuống.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc?

  • A. Bạn Nam đi từ nhà đến trường với vận tốc 10 km/h.
  • B. Xe ô tô đi từ A đến B theo hướng Bắc với tốc độ 40 km/h.
  • C. Mỗi giờ, con ốc sên đi được 100 cm.
  • D. Con báo đuổi theo con ninh dương một đoạn là 3 km theo hướng Nam.

Câu 5: Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là

  • A. sự xuất hiện các thiết bị dùng điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống con người.
  • B. thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc.
  • C. tự động hóa các quá trình sản xuất.
  • D. sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, internet toàn cầu, công nghệ vật liệu nano,...

Câu 6: Có mấy cách để đo các đại lượng vật lí?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 7: Một người đi xe đạp trên đoạn đường thẳng AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với tốc độ trung bình là 20 km/h, trong nửa thời gian của thời gian còn lại đi với tốc độ trung bình là 10 km/h, sau cùng dắt bộ với tốc độ trung bình là 5 km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả quãng đường.

  • A. 15,3 km/h.
  • B. 10,9 km/h.
  • C. 12 km/h.
  • D. 9 km/h.

Câu 8: Một ôtô chuyển động từ A về B.  Chặng đầu xe đi mất $\frac{1}{3}$ tổng thời gian với vận tốc v1 = 45km/h. Chặng giữa xe đi mất $\frac{1}{2}$ tổng thời gian với vận tốc v2 = 60km/h. Chặng còn lại xe chuyển động với vận tốc v3 = 48km/h. Tính vận tốc của xe trên cả quãng đường AB.

  • A. 40 km/h
  • B. 46 km/h
  • C. 53 km/h
  • D. 54 km/h

Câu 9: Trong một lần thử xe ô tô, người ta xác định được vị trí của xe tại các thời điểm cách nhau cùng khoảng thời gian 1s (xem bảng dưới đây). Vận tốc trung bình của ô tô trong 3 giây cuối cùng là:

x (m)02,39,220,736,857,5
t (s)01,02,03,04,05,0
  • A. 16,1 (m/s)
  • B. 2,3 (m/s)
  • C. 12,27 (m/s)
  • D. 11,5 (m/s)

Câu 10: Sai số tuyết đối của phép đo là

  • A. tích của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.
  • B. thương của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.
  • C. tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.
  • D. căn bậc hai tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.

Câu 11: Hai xe buýt xuất phát cùng lúc từ hai bến A và B cách nhau 40 km. Xe buýt xuất phát từ A đến B với tốc độ 30 km/h và xe buýt xuất phát từ B đến A với tốc độ 20 km/h. Giả sử hai xe buýt chuyển động thẳng đều. Sau khi rời bến bao lâu thì hai xe gặp nhau trên đường?

  • A. 0,5 h
  • B. 0,6 h
  • C. 36 phút
  • D. 48 phút

Câu 12: Để xác định thời gian đi của bạn A trong quang đường 100m, người ta sử dụng đồng hồ bấm giây, ta có bảng số liệu dưới đây:

Lần đo123
Thời gian35,2036,1535,75

Coi tốc độ đi không đổi trong suốt quá trình chuyển động, sai số trong phép đo này là bao nhiêu?

  • A. 0,30 s
  • B. 0,31 s
  • C. 0,32 s
  • D. 0,33 s

Câu 13: Quy tắc moment lực:

  • A. chỉ dùng cho vật rắn có trục quay cố định.
  • B. chỉ dùng cho vật rắn không có trục quay cố định.
  • C. không dùng cho vật chuyển động quay.
  • D. dùng được cho vật rắn có trục cố định và không cố định.

Câu 14: Một tàu thủy chở hàng đi xuôi dòng sông trong 4 giờ đi được 100 km, khi chạy ngược dòng trong 4 giờ thì đi được 60 km. Tính vận tốc của tàu so với nước. Coi vận tốc của nước đối bờ là luôn luôn không đổi.

  • A. 5km/h
  • B. 10km/h
  • C. 15km/h
  • D. 20km/h

Câu 15: Chuyển động thẳng  biến đổi đều là chuyển động

  • A. Có quỹ đạo là đường thẳng, có véctơ gia tốc và vận tốc  không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động.
  • B. Có quỹ đạo là đường thẳng, véctơ gia tốc bằng không
  • C. Có quỹ đạo là đường thẳng, véctơ gia tốc  không thay  đổi trong suốt quá trình chuyển động.
  • D. Có quỹ đạo là đường thẳng, véctơ vận tốc  không thay  đổi trong suốt quá trình chuyển động.

Câu 16: Một xe chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là v = 10 - 2t, t thính theo s, v tính theo m/s. Quãng đường mà xe đó đi được trong 8 s đầu tiên là?

  • A. 26 m.
  • B. 16 m.
  • C. 34 m.
  • D. 49 m.

Câu 17: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10 $m/s^{2}$.

  • A. 9,7 km.
  • B. 8,6 km.
  • C. 8,2 km.
  • D. 8,9 km.

Câu 18: Một xe chuyển động chậm dần đều với tốc độ đầu 36 km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được 7,25 m. Tính quãng đường xe đi được trong giây thứ 8.

  • A. 5 m
  • B. 6,25 m
  • C. 7,25 m
  • D. 8 m

Câu 19: Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:

  • A. tác dụng vào cùng một vật.
  • B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
  • C. không bằng nhau về độ lớn.
  • D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Câu 20: Một vật đang lơ lửng ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

  • A. Lực đẩy Archimedes và lực cản của nước.
  • B. Lực đẩy Archimedes và lực ma sát.
  • C. Trọng lực và lực cản của nước.
  • D. Trọng lực và lực đẩy Archimedes.

Câu 21: Viên bi 1 có khối lượng 500g đang chuyển động trên đường thẳng với tốc độ 3m/s thì va chạm vào bi 2 có khối lượng 200g đang chuyển động ngược chiều bi 1 với tốc độ 5m/s. Sau va chạm bi 1 đứng yên, bi 2 chuyển động như thế nào, biết các viên bi chuyển động trên cùng một đường thẳng.

  • A. 1,1 m/s   
  • B. 2,5 m/s     
  • C. 12,5 m/s
  • D. 1,5 m/s

Câu 22: Một thùng hàng có khối lượng 54,0 kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang và phải cần lực đẩy ít nhất bằng 108 N để làm thùng hàng bắt đầu chuyển động. Độ lớn lực ép giữa sàn và thùng hàng.

  • A. 54 N.
  • B. 529,2 N.
  • C. 5832 N.
  • D. 162 N.

Câu 23: Một vật trượt được một quãng đường s = 48 m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 lần trọng lượng của vật và g = 10 $m/s^{2}$. Cho chuyển động của vật là chuyển động thẳng chậm dần đều. Vận tốc ban đầu của vật

  • A. v = 7,589 m/s.
  • B. v = 75,89 m/s.
  • C. v = 0,7589 m/s.
  • D. v = 5,3666 m/s.

Câu 24: Đặc điểm nào của loài cá giúp chúng thích nghi với môi trường nước.

  • A. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn giúp giảm sức cản của nước.
  • B. Mắt không có mí.
  • C. Bên ngoài vảy có tuyến tiết chất nhầy để giảm ma sát với môi trường nước.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 25: Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau đây:

  • A. Lực của mặt nước và lực hút của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước.
  • B. Lực của 2 em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.
  • C. Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo.
  • D. Lực nâng của sàn nhà và lực hút của trái đất tác dụng vào bàn.

Câu 26: Một con cá đang bơi trong nước chịu tác dụng của lực cản F = 0,5v ( v là tốc độ tức thời tính theo đơn vị m/s). Hãy tính lực tối thiểu để con cá đạt được tốc độ 5 m/s, giả sử con cá bơi theo phương ngang.

  • A. 5 N.
  • B. 3 N.
  • C. 4 N.
  • D. 2,5 N.

Câu 27: Treo một vật nặng khối lượng 6kg vào điểm giữa của một sợi dây cáp căng ngang giữa hai cột thẳng đứng cách nhau 8m làm dây võng xuống 0,5m. Lấy g = 10 $m/s^{2}$. Lực căng của dây là:

  • A. 60 N
  • B. 241,9 N
  • C. 200 N
  • D. 80 N

Câu 28: Một bu lông nối khung chính và khung sau của xe đạp leo núi cần moment lực 15 N.m để siết chặt. Nếu bạn có khả năng tác dụng lực 40 N lên cờ lê theo một hướng bất kì thì chiều dài tối thiểu của cờ lê để tạo ra moment lực cần thiết là bao nhiêu?

  • A. 0,38 m.
  • B. 0,33 m.
  • C. 0,21 m.
  • D. 0,6 m.

Câu 29: Hợp lực F của hai lực F1 và lực F2 có độ lớn $8\sqrt{2}$ N; lực F tạo với hướng của lực F1 góc $45^{\circ}$ và F1 = 8 N. Xác định hướng và độ lớn của lực F2

  • A. vuông góc với lực F1 và F2 = 8 N
  • B. vuông góc với lực F1 và F2 = 6 N
  • C. cùng phương ngược chiều với F1 và F2 = 8 N
  • D. cùng phương ngược chiều với F1 và F2 = 6 N

Câu 30: Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của moment ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh

  • A. trục đi qua trọng tâm.
  • B. trục nằm ngang qua một điểm.
  • C. trục thẳng đứng đi qua một điểm.
  • D. trục bất kỳ.

Câu 31: Một chiếc thuyền đi trong nước yên lặng với vận tốc có độ lớn v1, vận tốc dòng chảy của nước so với bờ sông có độ lớn v2. Nếu người lái thuyền hướng mũi thuyền dọc theo dòng nước từ hạ nguồn lên thượng nguồn của con sông thì một người đứng trên bờ sẽ thấy:

  • A. thuyền trôi về phía thượng nguồn nếu v1>v2
  • B. thuyền trôi về phía hạ lưu nếu v1>v2
  • C. thuyền đứng yên nếu v1<v2
  • D. thuyền trôi về phía hạ lưu nếu v1=v2

Câu 32: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Moment của ngẫu lực là:

  • A. 100 N.m.
  • B. 2,0 N.m.
  • C. 0,5 N.m.
  • D. 1,0 N.m.

Câu 33: Một vật đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?

  • A. 4 N.
  • B. 20 N.
  • C. 28 N.
  • D. Chưa có cơ sở kết luận.

Câu 34: Một người dùng chiếc búa dài 25 cm để nhổ một cây đinh đóng thẳng đứng ở một tấm gỗ. Biết lực tác dụng vào cây búa 180 N song song với mặt đất là có thể nhổ được cây đinh. Hãy tìm lực cản của gỗ tác dụng lên cây đinh, biết trục quay tạm thời của búa cách đinh một khoảng 9 cm.

  • A. 500 N.
  • B. 400 N.
  • C. 200 N.
  • D. 100 N.

Câu 35: Hai đầu máy xe lửa cùng chạy trên một đoạn đường sắt thẳng với vận tốc 80 km/h và 60 km/h. Tính vận tốc của đầu máy thứ nhất so với đầu máy thứ hai biết hai đầu máy chạy ngược chiều.

  • A. 100 km/h.
  • B. 20 km/h.
  • C. 50 km/h.
  • D. 140 km/h.

Câu 36: Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật là chất điểm?

  • A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
  • B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
  • C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
  • D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.

Câu 37: Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4 km rồi quay sang hướng đông 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp của ô tô.

  • A. s = 13 km, d = 5 km.
  • B. s = 13 km, d = 13 km.
  • C. s = 13 km, d = 3 km.
  • D. s = 13 km, d = 9 km.

Câu 38: Đo chiều dày của một cuốn sách, được kết quả: 2,3 cm; 2,4 cm; 2,5 cm; 2,4 cm. Tính giá trị trung bình chiều dày cuốn sách. Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo này là bao nhiêu?

  • A. 0,05
  • B. 0,04
  • C. 0,03
  • D. 0,02

Câu 39: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần đều. Sau 10s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20s kể từ khi tăng ga là:

  • A. 1,5 $m/s^{2}$; 27 m/s
  • B. 1,5 $m/s^{2}$; 25 m/s
  • C. 0,5 $m/s^{2}$; 25 m/s
  • D. 0,5 $m/s^{2}$; 27 m/s

Câu 40: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A là nhà, B là siêu thị và C là trạm xăng. Cho AB = 300 m, BC = 200 m. Một người xuất phát từ nhà qua siêu thị đến trạm xăng rồi quay lại siêu thị và dừng lại ở đây. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả quá trình chuyển động?

  • A. s = 500 m và d = 200 m.
  • B. s = 700 m và d = 300 m.
  • C. s = 300 m và d = 200 m.
  • D. s = 200 m và d = 300 m.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác