Tắt QC

Trắc nghiệm Tin học 10 kết nối tri thức kì I(P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức học kì 1(P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tìm lỗi sai trong khai báo biến nguyên Max sau đây?

Max = 2021:

  • A. Dư dấu (=).
  • B. Tên biến trùng với từ khoá.
  • C. Dư dấu (:).
  • D. Câu lệnh đúng.

Câu 2: Kết quả khi thực hiện câu lệnh sau:

>>>10 - 5 ** 2 + 8//3 +2 

  • A. -11.
  • B. 11.
  • C. 7.
  • D. Câu lệnh bị lỗi.

Câu 3: Để khai báo biến x kiểu nguyên ta viết như thế nào?

  • A. x=5.
  • B. x =0.2.
  • C. x:5.
  • D. x==5.

Câu 4: Câu lệnh sau bị lỗi không?

>>int(10.5)

  • A. Không có lỗi.
  • B. Câu lệnh có lỗi.
  • C. Không xác định.
  • D. Cả 3 phương trên đều sai.

Câu 5: Kết quả của dòng lệnh sau

>>x=6.7

>>type(x)

  • A. int.
  • B. float.
  • C. string.
  • D. double.

Câu 6: Để nhập giá trị số thực cho biến x bạn An viết câu lệnh như sau

>>x = input(“Nhập số thực x: ”)

Câu lệnh trên đúng theo yêu cầu đặt ra chưa?

  • A. Chương trình chạy đúng.
  • B. Chương trình báo lỗi không chạy.
  • C. Không xác định được lỗi.
  • D. Chương trình vẫn chạy nhưng không đúng yêu cầu đặt ra.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Lệnh input() có chức năng nhập dữ liệu từ thiết bị chuẩn vào bàn phím.
  • B. Bàn phím là thiết bị chuẩn duy nhất.
  • C. Nội dung nhập có thể là số.
  • D. Kết quả của lệnh input() là một xâu kí tự.

Câu 8: Giá trị của ai biểu thức sau là True hay False?

50%3==1

34//5==6

  • A. True, True.
  • B. False, False.
  • C. True, False.
  • D. False, True.

Câu 9: Kết quả của chương trình sau là gì ?

x = 8

y = 9

if x > y:

print('x lớn hơn y')

elif x==y:

print('x bằng y')

else:

print('x nhỏ hơn y')

  • A. x lớn hơn y.
  • B. x bằng y.
  • C. x nhỏ hơn y.
  • D. Chương trình bị lỗi.

Câu 10: Cho biết kết quả khi chạy đoạn chương trình sau:

s = 0

for i in range(3):

s = s+2*i

print(s)

  • A. 12.
  • B. 10.
  • C. 8.
  • D. 6.

Câu 11: Biến chạy trong vòng lặp for i in range(<giá trị cuối>) tăng lên mấy đơn vị sau mỗi lần lặp?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 0.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 12: Lệnh nào in ra màn hình các giá trị sau?

11111

22222

33333

44444

55555

  • A. for i in range(1, 6): print(i, i, i, i, i).
  • B. for i in range(1, 6): print(str(i)*5).
  • C. for i in range(1, 5): print(str(i)*5).
  • D. for i in range(0, 5): print(str(i)*5).

Câu 13: Trong chương trình THPT, các kiểu dữ liệu nào được đề cập?

  • A. Văn bản, số.
  • B. Lôgic.
  • C. Đa phương tiện.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 14: Bảng mã ASCII mở rộng sử dụng mấy bit để biểu diễn 1 ký tự?

  • A. 8.
  • B. 16.
  • C. 32.
  • D. 256.

Câu 15: Có bao nhiêu kiểu dữ liệu thường gặp?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 6.

Câu 16: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

1) Ban đầu bảng mã ASCII thể hiện đúng 128 kí tự.

2) Bảng mã ASCII mở rộng dùng 8 bit để biểu diên mọi kí tự.

3) Bảng mã ASCII dùng 3 byte để biểu diễn nguyên âm.

4) Mọi kí tự đều biểu diễn bằng 1 byte trong bảng mã ASCII.

  • A. 4.
  • B. 1.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 17: Phương pháp cơ bản của số hóa âm thanh là gì?

  • A. Khuếch đại mã xung.
  • B. Ngắt mã xung.
  • C. Truyền mã xung.
  • D. Điều chế mã xung.

Câu 18: Điều nào sai khi nói về ảnh định dạng “.jpeg”?

  • A. Kích thước tệp nhỏ, giảm được chi phí lưu trữ.
  • B. Kích thước tệp nhỏ nên khi dùng với web tải về nhanh hơn.
  • C.  Tuy kích thước giảm đáng kể so với ảnh bitmap nhưng chất lượng ảnh đủ tốt.
  • D. Công nghệ web không dùng được với các định ảnh khác với “.jpeg”.

Câu 19: Tệp văn bản là định dạng lưu trữ ở bộ nhớ nào?

  • A. Bộ nhớ ngoài.
  • B. Bộ nhớ trong.
  • C. Cả hai bộ nhớ.
  • D. Không có bộ nhớ nào.

Câu 20: Tại sao cần có Unicode?

  • A. Để đảm bảo bình đẳng cho mọi quốc gia trong ứng dụng tin học.
  • B. Bảng mã ASCII mã hóa mỗi kí tự bởi 1 byte. Giá thành thiết bị lưu trữ ngày càng rẻ nên không cần phải sử dụng các bộ kí tự mã hóa bởi 1 byte.
  • C. Dùng một bảng mã chung cho mọi quốc gia, giải quyết vấn đề thiếu vị trí cho bộ kí tự của một số quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng nhiều ngôn ngữ đồng thời trong cùng một ứng dụng.
  • D. Dùng cho quốc gia sử dụng chữ tượng hình.

Câu 21: Phương pháp nào để biểu diễn số trong máy tính? 

  • A. Dấu phẩy tĩnh.
  • B. Dấu phẩy động.
  • C. Không có.
  • D. Cả A và B.

Câu 22: Muốn phân biệt các số ở hệ cơ số khác nhau người ta làm như thế nào?

  • A. Viết thêm chỉ số dưới.
  • B. Viết thêm chỉ số trên.
  • C. Mở ngoặc ở bên cạnh.
  • D. Chú thích sau khi viết.

Câu 23: Các tính toán số học trên máy tính dùng hệ số nào?

  • A. Hệ thập phân.
  • B. Hệ thập lục phân.
  • C. Hệ nhị phân.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 24: Điện thoại thông minh khác với điện thoại thường ở điểm nào?

  • A. Điện thoại thông minh có khả năng thực hiện một số tính toán phức tạp.
  • B. Điện thoại thông minh có khả năng cài đặt một số phần mềm ứng dụng nên có thể truy cập Internet và hiển thị dữ liệu đa phương tiện.
  • C. Điện thoại thông minh với hệ điều hành có các tính năng “thông minh” hơn so với điện thoại thường.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 25: Định nghĩa nào về Byte là đúng?

  • A. Là một kí tự.
  • B. Là đơn vị dữ liệu 8 bit.
  • C. Là đơn vị đo tốc độ của máy tính.
  • D. Là một dãy 8 chữ số.

Câu 26: Trên điện thoại thông minh có các nút bấm nào?

  • A. Nút khoá.
  • B. Nút tăng/giảm âm lượng.
  • C. Cả đáp án A và B đều đúng.
  • D. Cả đáp án A và B đều sai.

Câu 27: Những hoạt động nào được gọi là xã hội hóa?

  • A. Bán hàng qua mạng.
  • B. Học trực tuyến.
  • C. Xem truyền hình trực tuyến, nói chuyện điện thoại qua mạng.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 28: Đâu không phải là thiết bị thông minh?

  • A. Điện thoại thông minh.
  • B. Camera kết nối Internet.
  • C. Đồng hồ vạn niên.
  • D. Máy tính bảng.

Câu 29: Phát biểu nào dưới đây về khả năng của máy tính là phù hợp nhất?

  • A. Lập trình và soạn thảo văn bản.
  • B. Công cụ xử lí thông tin.
  • C. Giải trí.
  • D. Tất cả phương án trên.

Câu 30: Trong ngôn ngữ lập trình, các biến hay hàm có thể mang giá trị lôgic hay không?

  • A. Có.
  • B. Không.
  • C. Vừa có vừa không.
  • D. Không thể mang giá trị lôgic.

Câu 31: Cần ít nhất bao nhiêu bit để biểu diễn dữ liệu lôgic?

  • A. 0.
  • B. 1.
  • C. 2.
  • D. 3.

Câu 32:  Hệ nhị phân dùng những chữ số nào?

  • A. 0 và 1.
  • B. 1 và 2.
  • C. 2 và 3.
  • D. 0 và -1.

Câu 33: Trong hệ thập phân, mỗi số đều có thể biểu diễn dưới dạng tổng các lũy thừa của số mấy?

  • A. Số 1.
  • B. Số 2.
  • C. Số 16.
  • D. Số 10.

Câu 34: Để xuất sản phẩm hoàn thiện ra định dạng đồ hoạ, ta chọn

  • A. File/Export PNG.
  • B. Image File/Export Image.
  • C. File/Save.
  • D. File/New.

Câu 35: Lệnh Filename trong hộp thoại Export PNG Image có tác dụng gì?

  • A. Xuất ảnh.
  • B. Điền tên tệp và đường dẫn tới tệp.
  • C. Thay đổi kích thước.
  • D. Độ phân giải.

Câu 36: Để mở một hoặc nhiều tệp ảnh trong GIMP ta chọn bảng chọn nào?

  • A. File\Export As.
  • B. File\New.
  • C. File\Open.
  • D. File\ Exit.

Câu 37: Máy tính trong mạng Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào?

  • A. Do cùng sử dụng bộ giao thức TCP/IP.
  • B. Do sử dụng chung một loại ngôn ngữ là tiếng Anh.
  • C. Do có trình biên dịch ngôn ngữ giữa các máy tính.
  • D. Do dùng chung một loại ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ siêu văn bản.

Câu 38: Theo phạm vi địa lí, mạng máy tính chia thành mấy loại?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 2.
  • D. 5.

Câu 39: Nhận đinh nào sai trong những phát biểu sau

  • A. Ai cũng có thể là chủ sở hữu của Internet.
  • B. Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.
  • C. Mỗi máy tính trong Internet đều có chung địa chỉ IP.
  • D. Internet là mạng có hàng triệu máy chủ.

Câu 40: Phần mềm chống virus Window Defender được tích hợp trên hệ điều hành nào?

  • A. MS-DOS.
  • B. Window XP.
  • C. Window 7.
  • D. Window 10, 11.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác