Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

 Câu 1: Qua bài Ngày gặp lại. Thời gian sảy ra câu chuyện giữa Sơn và Chi là lúc nào ?

  • A. Giữa kỳ nghỉ hè 
  • B. Khi hết hè sang thu 
  • C. Khi đông đến
  • D.Khi hai bạn còn chưa quen nhau

Câu 2: Qua bài Ngày gặp lại. Địa điểm xảy ra câu chuyện giữa Chi và Sơn là ở đâu?

  • A. Nhà Chi
  • B. Nhà Sơn
  • C. Nhà bà của Sơn ở quê
  • D. Cánh đồng

Câu 3: Qua bài Ngày gặp lại. Chi đã được Sơn cho món quà gì khi hai người gặp lại nhau?

  • A. Một con búp bê
  • B. Một tâm hồn cao thượng
  • C.Một chiếc diều
  • D. Hoa quả hái từ nhà ông bà Sơn

Câu 4: Qua bài Ngày gặp lại.Tác giả của bài đọc là gì?

  • A. Cù Chính Lan
  • B. Minh Dương
  • C. Phan Bội Châu
  • D. Hồ Chí Minh

Câu 5: Qua bài Ngày gặp lại. Khi nghe Sơn kể về những câu chuyện ở quê, Chi cảm thấy sao?

  • A. Chợt thấy buồn
  • B. Vỡ oà cảm xúc
  • C. Vui cùng Sơn
  • D. Khinh bỉ

Câu 6: Qua bài Ngày gặp lại. Chi sau khi nghe Sơn kể chuyện ở quê đã kể cho Sơn nghe chuyện gì?

  • A. Bố dạy Chi đi xe đạp và giờ Chi đã có thể đạp xe bon bon.
  • B. Mẹ dạy Chi đi xe đạp nhưng giờ Chi vẫn đi chưa vững lắm.
  • C. Bố mẹ đưa Chi về quê chơi ở nhà ông bà như Sơn.
  • D. Chi không kể chuyện gì cả, chỉ buồn trong lòng

Câu 7:Qua bài Ngày gặp lại. Các nhân vật được đề cập đến trong bài gồm những ai?

  • A. Bố Sơn, mẹ Sơn
  • B.Sơn và Chi
  • C. Sơn, Chi, ông bà Sơn, mẹ Sơn, bố Chi, bạn Sơn ở quê.
  • D. Tất cả đáp án đều sai

Câu 8: Qua bài Ngày gặp lại. Cánh diều của Sơn khi lên cao được tác giả mô tả như thế nào?

  • A. Như một cánh chim bay giữa trời xanh
  • B. Bay vút trong chiều gió lộng
  • C. Đứng im như ngủ thiếp đi trên bầu trời xanh
  • D. Không bay lên nổi vì ông bà Sơn đã làm cho một chiếc diều quá to

Câu 9: Bài thơ “Về thăm quê” viết về điều gì?

  • A. Chuyến thăm quê ở nhà bà của một bạn nhỏ
  • B. Chuyến du xuân của một gia đình
  • C. Ấn tượng quê hương
  • D. Nỗi lòng người xa quê

Câu 10: Qua bài Về thăm quê. Tình cảm của bà dành cho cháu qua bài thơ được thể hiện như thế nào?

  • A. Bà vui mừng khi thấy cháu về quê, bà luôn để dành những thứ tốt đẹp nhất cho cháu, bà luôn muốn chăm lo cho cháu.
  • B. Bà dắt cháu đi chơi ở khắp vùng quê của bà, đưa cháu đi ăn những món ăn đặc sản.
  • C. Bà luôn cảm thấy buồn khi không được ở cùng cháu nên khi cháu về bà thấy rất vui, bà làm mọi thứ cho cháu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Qua bài Về thăm quê.  Từ nào sau đây không dùng để chỉ tình cảm mà người bà trong bài thơ dành cho bạn nhỏ?

  • A. yêu thương
  • B. quan tâm
  • C. hờ hững
  • D. chiều chuộng

Câu 12: Qua bài Về thăm quê. Khi thấy bạn nhỏ mồ hôi nhễ nhại bà đã làm gì?

  • A. Bật quạt máy cho bạn nhỏ
  • B. Quạt tay cho bạn nhỏ
  • C. Đưa bạn đi hóng gió
  • D. Đưa đi tắm mát

Câu 13: Qua bài Về thăm quê. Ý nghĩa của bài thơ là gì?

  • A. Hãy yêu quý quê hương, gia đình, trân trọng những gì mà người khác dành cho mình.
  • B. Hãy yêu bà để bà cho ăn ngon, mặc đẹp, lo cho từng bữa cơm giấc ngủ.
  • C. Hãy về quê để biết yêu quê hương hơn.
  • D. Bài thơ quá ngắn chưa đủ sức nói lên ý nghĩa gì cả.

Câu 14: Qua bài Về thăm quê.  Em hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “Nhờ bà ___ chăm sóc vườn cây, mà nghỉ hè về thăm bà, cháu có rất nhiều quả chín để hái.”

  • A. Lười biếng
  • B. Thông minh
  • C. Chăm chỉ
  • D. Vất vả

Câu 15: Qua bài Về thăm quê. Từ nào sau đây được dùng để chỉ cảm xúc của bà khi thấy bạn nhỏ về thăm quê?

  • A. Thích nhất
  • B. Mừng ghê
  • C. Vất vả
  • D. Nhễ nhại

Câu 16: Qua bài Về thăm quê. Thể thơ trong bài là thể thơ gì?

  • A. Thơ bốn chữ
  • B. Thơ lục bát
  • C. Thơ tự do
  • D. Thơ năm chữ

Câu 17 : Qua bài Cánh rừng trong nắng.  Bài đọc đã miêu tả địa điểm nào ?

  • A. Cánh đồng lúa
  • B. Cánh rừng
  • C. Dòng suối nhỏ
  • D.Đáy đại dương

Câu 18:Qua bài Cánh rừng trong nắng. Khi được ông cho đi thăm rừng bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?

  • A. Buồn
  • B. Vui
  • C. Lo
  • D. Sợ

Câu 19: Qua bài Cánh rừng trong nắng. Từ nào sau đây miêu tả thời tiết ngày bạn nhỏ theo ông vào trong rừng?

  • A. Mưa rào
  • B. Lạnh lẽo
  • C. Sương mù
  • D. Nắng ráo

Câu 20: Qua bài Cánh rừng trong nắng. Bạn nhỏ cùng bạn của mình được ông đưa cho vật thể gì để che nắng trên đường đi?

  • A. Chiếc mũ rơm
  • B. Tàu lá cọ
  • C. Tàu lá cối
  • D. Chiếc mũ cối

Câu 21: Qua bài Cánh rừng trong nắng. Đâu là những âm thanh mà bạn nhỏ nghe được khi đi trong rừng?

  • A. Tiếng suối róc rách và tiếng lá xào xạc
  • B. Tiếng lá xào sạc và tiếng chim hót líu lo
  • C.Tiếng suối róc rách và tiếng chim hót líu lo
  • D.Tiếng chiu hót líu lo và tiếng gió thổi vù vù 

Câu 22: Qua bài Cánh rừng trong nắng. Khi có người đi tới khu rừng những chú sóc nâu đã làm gì?

  • A. Bỏ chạy thật nhanh
  • B. Hoảng sợ bỏ trốn 
  • C. Bạo dạn tiến gần lại với con người
  • D. Dừng cả lại,nhìn ngơ ngác

Câu 23: Qua bài Cánh rừng trong nắng. Qua lời kể của ông về những cánh rừng thủa xưa bạn nhỏ tưởng tượng ra nhiều cảnh sắc thú vị. Chi tiết nào sau đây không phải do bạn nhỏ tưởng tượng ra?

  • A. Những chú chim hót líu lo trên cành cây
  • B. Bầy vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao
  • C. Đàn hươu, nai xinh đẹp và hiền lành
  • D.Những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng

Câu 24: Qua bài Cánh rừng trong nắng. Trong câu:"  thấy có người đi tới, chúng dừng cả lại, nhìn ngơ ngác" đâu là những từ nêu hoạt động?

  • A. Người, đi tới, dừng, ngơ ngác
  • B. Đi tới, dừng, nhìn thấy
  • C.Thấy, người, dừng, nhìn
  • D.Đi tới, dừng, nhìn, ngơ ngác

Câu 25: Qua bài Cánh rừng trong nắng. Trong câu:" Nhiều cây thân thẳng tắp, tán lá tròn xoe." đâu là những từ chỉ đặc điểm?

  • A. Thằng tắp, tròn xoe
  • B. Thân thẳng, lá tròn
  • C.Thẳng tắp, lá tròn
  • D.Thân thẳng, tròn xoe

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác