Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối học kì I (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài thơ “Tôi yêu em tôi” là của tác giả nào?

  • A. Phạm Hổ
  • B. Tăng Bạt Hổ
  • C. Phạm Tiến Duật
  • D. Tố Hữu

Câu 2: Hai câu thơ sau có thể được hiểu như thế nào?

Tôi yêu em tôi

Nó cười rúc rích

  • A. Tôi yêu em tôi chỉ khi nó cười rúc rích
  • B. Tôi yêu em tôi nên nó cười rúc rích
  • C. Tiếng cười rúc rích của em tôi là xuất phát từ tôi.
  • D. Tôi yêu em tôi vì nó cười rúc rích

Câu 3: Bài đọc “Bạn nhỏ trong nhà” dựa theo truyện của ai?

  • A. Nguyễn Quang Sáng
  • B. Kim Lân
  • C. Thanh Hải
  • D. Trần Đức Tiến

Câu 2: Qua bài Bạn nhỏ trong nhà. Theo đoạn đầu bài đọc, bạn nhỏ vẫn nhỡ điều gì?

  • A. Nhớ ngày đầu tiên nhà bạn nhỏ có một chú chó nhỏ.
  • B. Nhớ đến niềm vui với con chó đã chết.
  • C. Nhớ đến khu chợ nơi cùng mẹ đi mua chó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Qua bài Bạn nhỏ trong nhà. Buổi sáng hôm đầu tiên gặp chú chó, bạn nhỏ đã nghe thấy tiếng gì?

  • A. Tiếng cào khẽ vào cửa phòng.
  • B. Tiếng kêu gâu gâu.
  • C. Tiếng sủa inh ỏi.
  • D. Tiếng kêu cứu đáng thương của chú chó.

Câu 4: Qua bài Bạn nhỏ trong nhà.  Khi mở cửa ra, bạn nhỏ nhìn thấy chú chó trông như thế nào?

  • A. Nó tuyệt xinh
  • B. Nó có lông trắng, khoang đen
  • C. Nó có đôi mắt tròn xoe và loáng ướt.
  • D. Rất xấu xí

Câu 5: Qua bài Bạn nhỏ trong nhà. Chú chó đã làm gì khi gặp bạn nhỏ lần đầu tiên?

  • A. Mừng rỡ, quấn quýt với bạn nhỏ như hình với bóng.
  • B. Chú chó rúc vào chân bạn nhỏ, nức lên những tiếng khe khẽ trong cổ, ngoáy tít cái đuôi bé xíu.
  • C. Không để bạn nhỏ động vào mình, tỏ ra dữ tợn.
  • D. Chú chó mang đến cho bạn nhỏ một món quà đặc biệt.

Câu 6: Qua bài Bạn nhỏ trong nhà. Cúp có sở thích là gì?

  • A. Thích nhìn bạn nhỏ làm bài tập về nhà.
  • B. Thích nghe bạn nhỏ đọc truyện.
  • C. Thích cùng bố của bạn nhỏ đi mua thịt chó.
  • D. Một sở thích khác.

Câu 7: Qua bài Bạn nhỏ trong nhà. Tình trạng của bạn nhỏ và Cúp hiện tại là gì?

  • A. Ngày ngày quấn quýt bên nhau.
  • B. Ngày càng xa cách do bạn nhỏ phải đi học ở xa.
  • C. Bạn nhỏ mất Cúp.
  • D. Cúp được em gái của bạn nhỏ yêu chiều hơn nên giờ đây không quan tâm đến bạn nhỏ nữa.

Câu 8: Bài đọc “Những bậc đá chạm mây” dựa theo truyện của ai?

  • A. Trần Đức Vượng
  • B. Nguyễn Đổng Chi
  • C. Trương Hán Siêu
  • D. Dương Quảng Hàm

Câu 9: Qua bài Những bậc đá chạm mây.  Dưới chân núi Hồng Lĩnh, người dân kiếm sống bằng nghề gì?

  • A. Nghề săn bắn
  • B. Nghề trồng trọt
  • C. Nghề chăn nuôi
  • D. Nghề đánh cá

Câu 10:  Qua bài Những bậc đá chạm mây. Khi cuộc sống của người dân đang yên lành thì có chuyện gì xảy ra?

  • A. Một cơn bão khủng khiếp cuốn đi tất cả thuyền bè.
  • B. Một trận sạt nở đất đã chôn vùi nửa làng.
  • C. Bệnh dịch bất ngờ bùng phát, khiến cho dân làng, người thì chết, người thì bỏ đi nơi khác.
  • D. Người dân chuyển sang đánh bắt tôm.

Câu 11:  Qua bài Những bậc đá chạm mây. Người dân gặp phải vấn đề gì với sườn núi phía họ ở?

  • A. Sườn núi sắp đổ ập xuống xóm của họ.
  • B. Sườn núi dựng đứng nên bà con phải đi đường vòng rất xa.
  • C. Sườn núi có yêu tinh, quỷ quái.
  • D. Đường đi qua sườn núi có rất nhiều thú dữ rất nguy hiểm.

Câu 12: Qua bài Những bậc đá chạm mây. Mọi người khi nghe xong ý định của cố Đương thấy thế nào?

  • A. Đều thấy hay và bảo ông cho triển khai ngay.
  • B. Cho rằng việc ấy là khó, không thể làm được.
  • C. Cho rằng việc ấy không khó nhưng mất rất nhiều thời gian nên không thiết thực.
  • D. Thấy ý định của ông thật ngu ngốc.

Câu 13:  Qua bài Những bậc đá chạm mây. Câu nào đúng về cố Đương sau một thời gian cố làm đường một cách nặng nhọc mà không có ai giúp sức?

  • A. Ông bỏ cuộc.
  • B. Ông than vãn người dân là chỉ cần người dân đến làm cùng thì chắc chắn sẽ làm được.
  • C. Ông trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động.
  • D. Ông không sờn lòng.

Câu 14: Qua bài Những bậc đá chạm mây.  Sau khi con đường lên núi đã hoàn thành, cả làng đã làm gì với cố Đương?

  • A. Lãng quên ông vì ông nghèo.
  • B. Biết ơn ông, tặng thêm cho ông một tên mới là cố Ghép.
  • C. Cho ông một số tiền thật lớn coi như là trả lương.
  • D. Dựng tượng và miếu thờ ông như một vị thần.

Câu 15: Qua bài Những bậc đá chạm mây. Câu nào sau đây nói đúng về ông cố Đương?

  • A. Ông nghèo.
  • B. Ông tốt bụng, có tinh thần vì mọi người.
  • C. Ông rất khoẻ mạnh.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Qua bài Những bậc đá chạm mây. Vì sao cố Đương lại có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?

  • A. Vì ông thấy lên núi phải đi đường vòng rất xa.
  • B. Vì ông muốn xây dựng cho xóm một công trình mang tính biểu tượng.
  • C. Vì ông không dám để người dân đi con đường khác.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Qua bài Những bậc đá chạm mây. Cơn bão khủng khiếp tràn qua xóm chài đã gây ra vấn đề gì?

  • A. Không có vấn đề gì đáng kể.
  • B. Rất nhiều người đã chết trong cơn bão.
  • C. Dân xóm chài không làm nghề đánh cá được nữa, đành phải lên núi kiếm củi đem ra chợ bán.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 18: Bài đọc “Đi tìm mặt trời” dựa theo truyện của ai?

  • A. Vũ Tú Nam
  • B. Trần Kiến Xương
  • C. Vũ Trọng Phụng
  • D. Vũ Đình Liên

Câu 19: Qua bài Đi tìm mặt trời. Con vật nào được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời?

  • A. Gà trống
  • B. Long thần
  • C. Gõ kiến
  • D. Đại bàng

Câu 20: Qua bài Đi tìm mặt trời. Câu nào sau đây không đúng về hành trình đi hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời?

  • A. Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải múa.
  • B. Gõ kiến gõ của nhà liếu điếu, liếu điếu bận cãi nhau.
  • C. Gõ kiến gõ của nhà chích choè, chích choè mải hót.
  • D. Gõ kiến gõ của nhà gà trống, gà trống mải gáy.

Câu 21: Bài đọc “Những chiếc áo ấm” dựa theo truyện của ai?

  • A. Phạm Tiến Duật
  • B. Bế Kiến Quốc
  • C. Võ Quảng
  • D. Truyện ngày xưa.

Câu 22: Qua bài Những chiếc áo ấm. Mùa đông đến, thỏ chống rét bằng cách nào?

  • A. Thỏ quấn tấm vải lên người.
  • B. Thỏ may một bộ quần áo mới.
  • C. Thỏ kiếm được một chiếc áo lông thú dày.
  • D. Thỏ chạy xuống phương nam tránh rét.

Câu 23: Qua bài Những chiếc áo ấm. Thỏ gặp vấn đề gì với cách chống rét của mình?

  • A. Áo lông thú của thỏ dày quá, mặc vào thì nóng mà cởi ra thì rét.
  • B. Tấm vải của thỏ bị gió thổi bay xuống ao.
  • C. Bộ quần áo mới của thỏ hoá ra là hàng đểu và nó nhanh chóng rách.
  • D. Thỏ gặp những con vật hung tợn trên đường di cư tránh rét.

Câu 24: Qua bài Những chiếc áo ấm.  Nhím đã đóng góp cho thỏ cái gì để may áo?

  • A. Một sợi lông của mình nhưng có tính chất như cây kim
  • B. Sợi chỉ
  • C. Thanh sắt.
  • D. Máy khâu.

Câu 25:  Qua bài Những chiếc áo ấm. Để mùa đông năm ấy trong rừng ai cũng có áo ấm để mặc thì những người đã giúp thỏ may áo đã làm gì?

  • A. Đi đến những nhà có không có áo ấm để mặc và may cho họ những chiếc áo ấm.
  • B. Tụ tập nhau lại thành lập xưởng may áo ấm, trong đó mỗi người sẽ đảm đương phần việc mà mình giỏi.
  • C. Gây quỹ hỗ trợ những người không có áo ấm.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác