Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối tri thức bài 27 Những chiếc áo ấm

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm tiếng việt 3 bài 27 Những chiếc áo ấm Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Bài đọc “Những chiếc áo ấm” dựa theo truyện của ai?

  • A. Phạm Tiến Duật
  • B. Bế Kiến Quốc
  • C. Võ Quảng
  • D. Truyện ngày xưa.

Câu 2: Mùa đông đến, thỏ chống rét bằng cách nào?

  • A. Thỏ quấn tấm vải lên người.
  • B. Thỏ may một bộ quần áo mới.
  • C. Thỏ kiếm được một chiếc áo lông thú dày.
  • D. Thỏ chạy xuống phương nam tránh rét.

Câu 3: Thỏ gặp vấn đề gì với cách chống rét của mình?

  • A. Áo lông thú của thỏ dày quá, mặc vào thì nóng mà cởi ra thì rét.
  • B. Tấm vải của thỏ bị gió thổi bay xuống ao.
  • C. Bộ quần áo mới của thỏ hoá ra là hàng đểu và nó nhanh chóng rách.
  • D. Thỏ gặp những con vật hung tợn trên đường di cư tránh rét.

Câu 4: Nhím đã đóng góp cho thỏ cái gì để may áo?

  • A. Một sợi lông của mình nhưng có tính chất như cây kim
  • B. Sợi chỉ
  • C. Thanh sắt.
  • D. Máy khâu.

Câu 5: Chị tằm cho thỏ cái gì để may áo?

  • A. Một ít tơ làm chỉ
  • B. Khung cửi
  • C. Những con tằm đã chết.
  • D. Bộ huy hiệu siêu nhân.

Câu 6: Bọ ngựa giúp ích gì cho việc may áo?

  • A. Làm giãn miếng vải
  • B. Khâu vá
  • C. Cắt vải
  • D. Cắt chỉ thừa.

Câu 7: Ốc sên giúp ích gì cho việc may áo ấm?

  • A. Làm áo nhẵn bóng
  • B. Làm áo săn chắc
  • C. Kẻ vạch
  • D. Làm áo có thể chống giá rét

Câu 8: Tất cả đi tìm ai để có thể luồn kim?

  • A. Xén tóc
  • B. Chim ổ dộc.
  • C. Kiến
  • D. Gà mái.

Câu 9: Nhím đã giúp thỏ làm gì khi thấy tấm vải của thỏ rơi xuống ao?

  • A. Nhảy xuống vớt tấm vải lên.
  • B. Dùng lông trên cơ thể để lấy tấm vải.
  • C. Khều tấm vải vào bờ.
  • D. Gọi bác đánh cá lấy giúp.

Câu 10: Vì sao nhím đưa ra đề nghị phải may tấm vải thành áo?

  • A. Vì làm như thế nhím sẽ được chia phần.
  • B. Vì nhím đã có cách nhìn đậm chất triết học.
  • C. Vì thỏ chưa biết cách chỉ dùng mỗi tấm vải không.
  • D. Vì áo giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn và tránh việc bị bay đi.

Câu 11: Để mùa đông năm ấy trong rừng ai cũng có áo ấm để mặc thì những người đã giúp thỏ may áo đã làm gì?

  • A. Đi đến những nhà có không có áo ấm để mặc và may cho họ những chiếc áo ấm.
  • B. Tụ tập nhau lại thành lập xưởng may áo ấm, trong đó mỗi người sẽ đảm đương phần việc mà mình giỏi.
  • C. Gây quỹ hỗ trợ những người không có áo ấm.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 12: Ta nhận thấy đặc điểm gì chung trong hành trình đi biến tấm vải thành áo?

  • A. Tất cả đều biết may vá.
  • B. Tất cả đều có tinh thần quên mình vi nghĩa.
  • C. Mỗi lần gặp một người là thỏ lại phải vái lậy họ thì họ mới giúp sức.
  • D. Mỗi người chỉ có thể đóng góp một phần vào việc làm thành chiếc áo.

Câu 13: Việc mỗi người đều đóng góp để làm nên chiếc áo cho thỏ thể hiện điều gì?

  • A. Sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau.
  • B. Sự phung phí thời gian.
  • C. Họ đều rảnh để may áo 
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Ta có thể học được điều gì qua câu chuyện?

  • A. Vào mùa đông, chúng ta nên dựng xưởng may với những người giỏi về may vá để giúp đỡ người không có áo ấm.
  • B. Khi ta gặp vấn đề về may vá, chúng ta có thể nhờ vả nhím, bọ ngựa, ốc sên,…
  • C. Không ai giỏi toàn diện mà mỗi người thường chỉ một vài điểm mạnh, vậy nên cần phải kết hợp với nhau để làm được nhiều điều.
  • D. Chúng ta cần phải biết hợp sức lại mới có thể chống lại sức mạnh của tà ác.

Câu 15: Mọi người cùng nhau thành lập xưởng may quần áo vào thời gian nào?

  • A. Mùa Xuân 
  • B. Mùa Hạ
  • C. Mùa Thu 
  • D. Mùa Đông

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác