Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối tri thức bài 14 Cuộc họp của chữ viết

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm tiếng việt 3 bài 14 Cuộc họp của chữ viết. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Ai là người dõng dạc mở đầu cuộc họp?

  • A. Bác chữ A
  • B. Bác chữ B
  • C. Bác dấu chấm 
  • D. Bác dấu phẩy

Câu 2: Cuộc họp của chữ viết mở vào thời gian nào?

  • A. Bắt đầu giờ học
  • B. Trước giờ học
  • C. Ngày nghỉ 
  • D. Vừa tan học

Câu 3: Có những ai tham gia vào cuộc họp?

  • A. Các chữ cái , dấu câu
  • B. Hoàng 
  • C. Dấu câu
  • D. Cô giáo

Câu 4: Bạn hoàng đã mắc lỗi gì khi viết ?

  • A. Viết sai lỗi chính tả 
  • B.Hoàn toàn không biết chấm câu
  • C.Viết chữ xấu
  • D. Viết thiếu dấu phẩy

Câu 5: Bài đọc “Cuộc họp của chữ viết” phỏng theo truyện của ai?

  • A. Trần Đăng Khoa
  • B. Victor Hugo
  • C. La Fontaine
  • D. Trần Ninh Hồ

Câu 6: Có sự kiện gì xảy ra khi vừa tan học?

  • A. Các chữ cái và dấu câu ngồi lại họp.
  • B. Các chữ cái đánh nhau với các dấu câu
  • C. Bác chữ A triệu tập cuộc họp khẩn cấp để tìm ra biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Bác chữ A giải thích câu đúng phải được viết như thế nào?

  • A. Cô giáo bước lên bục giảng. Tay cầm một cây thước kẻ dài và một viên phấn. Sau đó cô vẽ một đường thẳng.
  • B. Chú lính bước. Vào đầu chú đội. Chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên. Trán lấm tấm mồ hôi.
  • C. Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi.
  • D. Bác A cũng không thể hiểu nổi.

Câu 8: Khi bác chữ A cho mọi người hiểu cái sai của Hoàng thì họ làm gì?

  • A. Ngơ ngách vì vẫn chưa hiểu.
  • B. Nức nở và nghẹn ngào.
  • C. Tuyệt vọng.
  • D. Cười rộ lên.

Câu 9: Theo dấu chấm thì lí do dẫn đến vấn đề là gì?

  • A. Là do Hoàng đã học trực tuyến những bài về dấu câu, khiến cậu không hiểu phải dùng dấu câu như nào cho đúng.
  • B. Tất cả là do Hoàng chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, Hoàng chẫm chỗ ấy.
  • C. Là do lúc đó dấu chấm đi vắng nên Hoàng không thể chấm câu được.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10:  Vì sao không ai hiểu những điều bạn Hoàng đã viết?

  • A. Vì các dấu câu và chữ cái mù chữ.
  • B. Vì Hoàng sử dụng những từ ngữ có tính chuyên ngành khiến cho các dấu câu và chữ cái không đủ trình để hiểu nổi.
  • C. Vì Hoàng chấm câu không đúng vị trí, khiến cho câu trở nên vô nghĩa, khó hiểu.
  • D. Tất cả phương án trên

Câu 11:Câu nào sau đây không đúng về bài đọc?

  • A. Hoàng không trực tiếp xuất hiện trong truyện.
  • B. Việc các nhân vật được nhân hoá lên để bàn luận là phi lí, không phù hợp đối với một truyện dành cho học sinh tiểu học.
  • C. Bài đọc nêu được ra một vấn đề hay gặp phải của học sinh một cách thú vị, hài hước.
  • D. Các dấu câu ở cuối truyện đều hiểu ra vấn đề.

 

Câu 12: Đâu là đoạn văn Hoàng đã viết?

  • A. Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.
  • B. Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi.
  • C. Cô giáo bước lên bục. Giảng tay cầm một cây. Thước kẻ dài và một viên. Phấn sau đó cô vẽ một đường thẳng.
  • D. Cả A và C.

Câu 13: Khi nghe dấu chấm nói xong, các dấu câu khác đã làm gì?

  • A. Phản biện lại ý kiến của dấu chấm, cho rằng Hoàng chấm câu sai không phải vì lí do đó.
  • B. Than trách số phận nghiệt ngã.
  • C. Tất cả đều lắc đầu đồng tình rằng Hoàng rất ẩu.
  • D. Vẫn ngơ ngác, chưa hiểu ra vấn đề và muốn nhờ bác chữ L nói thêm.

Câu 14: Cuối cùng, bác chữ A đưa ra đề nghị là gì?

  • A. Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh dấu chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã.
  • B. Từ nay, tất cả chúng ta cần phải giám sát từng nhất cử nhất động của Hoàng.
  • C. Từ nay, chúng ta cần mở lớp dạy hoàng cách dùng các dấu câu cho đúng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Em có thể đưa cho Hoàng ý kiến nào sau đây để giúp bạn Hoàng viết đúng?

  • A. Mỗi lần cần viết gì thì Hoàng hãy chép lại bài của người học giỏi nhất trong lớp, thế là không bao giờ sai.
  • B. Nghe các diễn giả nổi tiếng nói về dấu câu.
  • C. Chơi trò chơi điện tử để tăng khả năng phân tích dấu câu.
  • D. Khuyên Hoàng nên làm bài tập về dấu câu và làm nhiều bài văn sau đó nhờ cô giáo xem đã đúng hay chưa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác