Giải bài 14 Cuộc họp của chữ viết
Giải bài 14 Cuộc họp của chữ viết - sách kết nối tri thức tiếng việt 3 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
KHỞI ĐỘNG
Trao đổi với bạn: Điều gì sẽ xảy ra nếu không có dấu câu khi viết?
Câu trả lời:
Nếu không có dấu câu khi viết, văn bản sẽ trở nên khó đọc, không rõ nghĩa, gây ra những cách hiểu lầm làm sai lệch ý của người viết.
ĐỌC
1. Câu chuyện kể về cuộc họp của những ai?
2. Cuộc họp đó bàn về chuyện gì?
3. Vì sao không ai hiểu những điều bạn Hoàng đã viết?
4. Ai được giao nhiệm vụ giúp đỡ bạn Hoàng sửa lỗi? Sắp xếp các bước giúp Hoàng sửa lỗi được nêu ra trong cuộc họp.
a. Đọc lại câu
b. Chấm câu
c. Viết câu
5. Em hãy góp thêm ý kiến để giúp bạn Hoàng viết đúng.
Câu trả lời:
1. Câu chuyện kể về cuộc họp của những chữ cái và dấu câu.
2. Cuộc họp đó bàn về chuyện giúp đỡ bạn Hoàng chấm câu cho đúng.
3. Không ai hiểu những điều bạn Hoàng đã viết vì bạn viết ẩu, chẳng bao giờ để ý đến dấu câu, mỏi tay chỗ nào, bạn chấm chỗ ấy.
4.
- Anh dấu chấm được giao nhiệm vụ giúp đỡ bạn Hoàng sửa lỗi.
- Sắp xếp các bước giúp Hoàng sửa lỗi được nêu ra trong cuộc họp.
c. Viết câu
a. Đọc lại câu
b. Chấm câu
5. Góp thêm ý kiến để giúp bạn Hoàng viết đúng: Bạn cần nắm vững vai trò của các dấu câu. Khi viết, bạn cần phải chú ý đến nội dung để sử dụng dấu câu cho phù hợp.
VIẾT
Ôn chữ viết hoa: E, Ê
1. Viết tên riêng: Ê-đê
2. Viết câu:
Ước gì em hóa thành mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
(Thanh Hào)
Câu trả lời:
HS tự thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Các câu trong đoạn văn dưới đây được gọi là câu kể. Hãy xếp các câu đó vào nhóm thích hợp.
(1) Tớ là bút nâu. (2) Tớ cao nhất hộp bút vì hiếm khi được gọt. (3) Đây là bút đỏ, bạn của tớ. (4) Bút đỏ thì thấp một mẩu vì được gọt quá nhiều. (5) Tớ dùng keo gắn bút đỏ vào bên cạnh tớ để bạn nhìn được ra ngoài hộp bút.
(Theo Nguyễn Trà)
2. Chọn thông tin đúng về câu kể:
3. Xếp các câu dưới đây vào nhóm thích hợp và giải thích vì sao em xếp như vậy.
b. Bút nâu là một người bạn tốt.a. Bút nâu trông như thế nào?
c. Bút nâu nhảy với bút vàng, lắng nghe ước mơ của bút tím.
d. Bút nâu gắn với bút đỏ vào bên cạnh mình để làm gì?
4. Tìm dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) thay cho ô trống.
Minh là thành viên mới của lớp 3A∎ Minh vừa chuyển từ trường khác đến ∎ Bạn ấy vui vẻ giới thiệu:
- Tớ tên là Tuệ Minh∎ Tớ thích chơi cờ vua và múa ba lê∎
Các bạn xôn xao đáp lại:
- Tên của cậu đẹp quá∎
- Tớ cũng thích chơi cờ vua lắm∎
- Cậu có muốn tham gia câu lạc bộ cờ vua cùng chúng tớ không∎
(Theo Việt Phương)
Câu trả lời:
1. Xếp các câu kể vào nhóm thích hợp:
Câu giới thiệu | Câu nêu đặc điểm | Câu nêu hoạt động |
|
|
|
2. Thông tin đúng về câu kể:
- Dùng để kể, tả, giới thiệu.
- Kết thúc bằng dấu chấm.
3. - Xếp các câu vào nhóm thích hợp:
Câu kể | Câu hỏi |
b. Bút nâu là một người bạn tốt. c. Bút nâu nhảy với bút vàng, lắng nghe ước mơ của bút tím. | a. Bút nâu trông như thế nào? b. Bút nâu gắn bút đỏ vào bên cạnh mình để làm gì? |
- Xếp các câu vào hai nhóm như vậy vì dựa vào đặc điểm của câu kể và câu hỏi.
4. Thứ tự các dấu câu cần điền như sau:
Minh là thành viên mới của lớp 3A. Minh vừa chuyển từ trường khác đến. Bạn ấy vui vẻ giới thiệu:
- Tớ tên là Tuệ Minh. Tớ thích chơi cờ vua và múa ba lê.
Các bạn xôn xao đáp lại:
- Tên của cậu đẹp quá!
- Tớ cũng thích chơi cờ vua lắm!
- Cậu có muốn tham gia câu lạc bộ cờ vua cùng chúng tớ không?
(Theo Việt Phương)
LUYỆN VIẾT ĐOẠN
1. Quan sát tranh và đóng vai bạn nhỏ để giới thiệu về bạn ấy.
2. Viết một đoạn văn giới thiệu bản thân vào một tấm thẻ rồi trang trí thật đẹp.
3. Đọc lại đoạn văn em viết, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,...).
Câu trả lời:
1. Tớ tên là Tuệ Minh. Tớ sinh ngày 29 tháng 7 năm 2014. Năm nay tớ 8 tuổi. Sở thích của tớ là múa ba lê.
2. Mình tên là Hải Anh. Mình sinh ngày 11/7/2014. Năm nay mình 8 tuổi. Mình rất thích chơi đàn piano và học tiếng Đức. Ước mơ của mình là được học tại nhạc viện Hannover của Đức.
3. HS đọc lại đoạn văn và sửa lỗi (nếu có).
VẬN DỤNG
Tìm đọc một số câu đố về đồ dùng học tập hoặc những đồ vật khác ở trường.
Câu trả lời:
Một số câu đố về đồ dùng học tập:
1. Mình tròn đầu nhọn
Không phải bò trâu
Uống nước ao sâu
Lên cày ruộng cạn
(Là cái gì? – Cái bút mực)
2. Áo em có đủ các màu
Thân em trắng muốt như nhau thẳng hàng
Mỏng dày là ở số trang
Lời thầy cô, kiến thức vàng trong em.
(Là cái gì? – Quyển vở)
3. Thân thì liền với hai chân
Khi làm chân nghỉ, chân quay mới kỳ.
(Là cái gì? – Cái compa)
4. Đầu đuôi vuông vắn như nhau
Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều
Tính tình chân thức đáng yêu
Muốn biết dài ngắn, mọi điều có em.
(Là cái gì? – Cái thước kẻ)
5. Da trắng muốt
Ruột trắng tinh
Bạn với học sinh
Thích cọ đầu vào bảng
(Là cái gì? – Viên phấn)
6. Thân dài thượt
Ruột thẳng băng
Khi thịt bị cắt khỏi chân
Thì ruột lòi dần vẫn thẳng như rươi?
(Là cái gì? – Cái bút chì)
7. Tôi mong màu đỏ quê hương
Ngày ngày theo bạn tới trường hát ca
Bạn là cây tôi là hoa
Nở trên vai bạn nhắc ta học hành.
(Là cái gì? – Khăn quàng đỏ)
8. Như cái kẹo nhỏ
Chữ hỏng xóa ngay
Học trò ngày nay
Vẫn dùng đến nó
(Là cái gì? – Cục tẩy)
9. Không phải bò, không phải trâu
Uống nước ao sâu, lên cày ruộng cạn.
(Là cái gì? – Bút máy)
10. Cây suôn đuồn đuột
Trong ruột đen thui
Con nít lui cui
Dẫm đè đầu xuống?
(Là cái gì? – Bút chì)
Bình luận