Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối học kì I (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Ngưỡng cửa”?
A. Vũ Quần Phương
- B. Lương Ngọc An
- C. Hoàng Ngọc Phách
- D. Vũ Đình Liên
Câu 2: Qua bài Ngưỡng cửa. Từ “ngưỡng cửa” hiểu theo nghĩa ban đầu là gì?
A. Cái ngưỡng ở cửa.
- B. Thanh dưới của khung cửa ra vào.
- C. Thời kì thịnh thế
- D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Qua bài Ngưỡng cửa. “Nơi ấy” trong bài thơ chỉ cái gì?
- A. Gia đình
- B. Tổ ẩm
C. Nhà
- D. Ngưỡng cửa
Câu 4:Qua bài Ngưỡng cửa. Theo khổ thơ đầu, câu nào sau đây là đúng?
- A. Chẳng ai biết nhà là gì cả
- B. Chẳng ai biết nơi ấy là nơi nào cả
- C. Ngưỡng cửa thì có người quen, người không
D. Ai cũng quen thuộc với ngưỡng cửa ngay từ thời còn bé
Câu 5:Qua bài Ngưỡng cửa. “Nơi ấy” đã chứng kiến những điều gì trong cuộc sống của bạn nhỏ?
- A. Bà, mẹ dắt vòng đi men.
- B. Bạn bè đến chơi
- C. Lần đầu tiên đến lớp.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 6:Qua bài Ngưỡng cửa. Không khí ở “nơi ấy” như thế nào khi có bạn bè lui tới?
- A. Thường hay nhộn nhịp.
B. Thường lúc nào cũng vui.
- C. Thường lúc nào cũng buồn.
- D. Thường hay có những tình huống buồn cười.
Câu 7:Qua bài Ngưỡng cửa. Câu nào sau đây nói đúng về mẹ của tác giả qua khổ cuối?
- A. Mẹ cầm cầm đèn đi ra sân ngắm trăng.
- B. Mẹ ở ngoài sân để trông cho tác giả ngủ.
C. Mẹ vẫn có công việc trong đêm khuya.
- D. Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 8: Qua bài Ngưỡng cửa.Từ “ngưỡng cửa” có nghĩa là gì nếu hiểu theo nghĩa chuyển?
- A. Bước vào một hành trình mới
- B. Lúc kết thúc của một quá trình
C. Ngôi nhà
- D. Cánh cửa
Câu 9: Qua bài Ngưỡng cửa. Câu nào sau đây nói đúng về bố mẹ của tác giả trong bài thơ?
- A. Bố mẹ khi đi qua “nơi ấy” có đôi lúc vội vàng.
B. Bố mẹ lúc nào đi qua ngưỡng cửa cũng vội vàng.
- C. Bố mẹ hay vấp ngã khi đi qua ngưỡng cửa.
- D. Bố mẹ đã từng hẹn hò ở “nơi ấy”.
Câu 10:Qua bài Ngưỡng cửa. Có thể đưa ra nhận xét từ hai câu thơ sau:
Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội
- A. Tác giả rất chú ý đến bố mẹ của mình.
- B. Bố mẹ của tác giả tất bật, thường xuyên có công việc, ít rảnh rỗi.
- C. Bố mẹ của tác giả nhanh nhẹn.
D. Cả A và B.
Câu 11: Bài thơ “Ngày em vào Đội” là của tác giả nào?
- A. Trần Đăng Khoa
- B. Đỗ Đăng Dương
C. Xuân Quỳnh
- D. Nhiều tác giả
Câu 12: Qua bài Ngày em vào đội. Dựa vào khổ đầu bài thơ, câu nào sau đây đúng về tình trạng của hai chị em?
A. Chị đã trở thành Đoàn viên, còn em hôm nay trở thành Đội viên.
- B. Chị đã trở thành Đội viên, còn em hôm nay trở thành Đoàn viên.
- C. Cả hai chị em cùng trở thành Đội viên.
- D. Cả hai chị em cùng trở thành Đoàn viên.
Câu 13: Qua bài Ngày em vào đội. Đâu là cách hiểu đúng của hai câu thơ sau:
Màu khăn tuổi thiếu niên
Suốt đời tươi thắm mãi
- A. Chiếc khăn quàng đỏ sẽ mãi giữ màu, không bao giờ phai qua năm tháng.
- B. Những năm tháng là Đội viên của em từ đây sẽ là một khoảng thời gian tươi đẹp, còn mãi trong đời.
C. Tuổi thiếu niên em có một chiếc khăn luôn tươi thắm, đó là hình bóng của Đội và sẽ theo em suốt đời.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14: Qua bài Ngày em vào đội. Từ “vời vợi” trong câu thơ “Như lời ru vời vợi” có nghĩa là gì?
A. Sâu lắng
- B. Cao vút
- C. Miên man
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Qua bài Ngày em vào đội. Khi mở cửa, những thứ gì đã hiện ra?
A. Trời xanh, cánh buồm, mặt biển, dòng sông
- B. Trời âm u, cánh buồm trong bão tố, mặt biển nổi sóng dữ dội, dòng sông cuộn trào.
- C. Trời mây mù, cánh buồm nhỏ bé, mặt biển yên lặng, dòng sông lững lờ
- D. Cả B và C.
Câu 16: Qua bài Ngày em vào đội. Màu khăn đỏ trong câu thơ “Màu khăn đỏ dắt em” là biểu trưng cho điều gì?
A. Đội
- B. Đoàn
- C. Trường học
- D. Công đoàn
Câu 17: Bài đọc “Món quà đặc biệt” là của tác giả nào?
- A. Hoàng Phủ Ngọc Tường
- B. Tú Mỡ
- C. Bài của học sinh.
D. Phong Điệp
Câu 18: Qua bài Món quà đặc biệt. Cả buổi chiều, hai chị em đã làm gì?
A. Chuẩn bị quà sinh nhật cho bố.
- B. Làm việc nhà giúp mẹ.
- C. Đưa bà ngoại ra đầu làng dạo chơi.
- D. Tỉa cây cảnh cho ông nội.
Câu 19: Qua bài Món quà đặc biệt. Điều nào sau đây không có trong tấm thiệp sinh nhật?
- A. Nấu ăn không ngon.
- B. Ghét nói dối
- C. Tính rất hiền
D. Thích thẳng thắn
Câu 20: Qua bài Món quà đặc biệt. Khi ngắm nghĩa tấm thiệp, em gái thấy sao?
- A. Em gái thấy cần lôi hết sạch tật xấu của bố ra để bố biết mà thay đổi.
- B. Em gái thấy cần phải bổ sung thêm một số thứ nữa.
C. Em gái thấy chỉ nên viết điều tốt thôi.
- D. Em gái thấy tấm thiệp chưa đẹp lắm, cần phải trang trí thêm.
Câu 21: Qua bài Món quà đặc biệt. Khi hai chị em vào phòng để chúc mừng sinh nhật bố thì bố đang làm gì?
- A. Bố đang bí mật làm quà sinh nhật cho hai chị em.
- B. Bố đang xem món quà sinh nhật mà mẹ tặng.
- C. Bố đang ngồi suy nghĩ hai chị em sẽ tặng mình món quà gì đây.
D. Bố đang ngồi trước máy tính, mặt đăm chiêu.
Câu 22: Qua bài Món quà đặc biệt. Từ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em?
- A. Băn khoăn
- B. Đăm chiêu
- C. Hồi hộp.
D. Ngạc nhiên.
Câu 23: Qua bài Món quà đặc biệt.Khi thấy người chị có vẻ buồn thì bố đã làm gì?
- A. Bố đã dang tay ôm lấy hai chị em vào lòng để hai người hiểu ra rằng bố chỉ đùa thôi, bố rất yêu quý các con.
- B. Bố đã an ủi người chị, nói rằng bố chỉ hơi ngạc nhiên nhưng đây thực sự là tấm lòng của con và bố xin nhận.
C. Bố đã choàng tay ôm lấy hai chị em vào lòng, nói cảm ơn và cho hai chị em biết đây là món quà đặc biệt nhất mà bố được nhận, bố rất yêu các con.
- D. Bố không làm gì cả.
Câu 24: Qua bài Món quà đặc biệt. Quà sinh nhật mà hai chị em dành cho bố là gì?
A. Một tấm thiệp đặc biệt
- B. Bộ máy tính mới
- C. Một đoá hoa tự tay hai chị em làm
- D. Một chiếc áo thể thao có chữ kí của thần tượng của bố
Câu 25: Ai là tác giả của bài thơ “Khi cả nhà bé tí”?
A. Huỳnh Mai Liên
- B. Ninh Đức Hậu
- C. Trần Đăng Khoa
- D. Phạm Hổ
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối học kì I
Bình luận