Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối học kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bài đọc “Tia nắng bé nhỏ” dựa theo truyện của ai?
- A. Hà Thuỷ Nguyên
B. Hà Yên
- C. Hàn Mặc Tử
- D. Quang Dũng
Câu 2: Qua bài Tia nắng bé nhỏ. Cô bé đã kể về bà của mình như thế nào?
A. Bà đã già yếu, đi lại rất khó khăn.
- B. Bà còn khoẻ mạnh, không quản ngại thời tiết
- C. Bà đang dần yếu đi, sức khoẻ ngày một suy giảm
- D. Bà đang dần hồi phục sức khoẻ sau cơn đột quy vài năm trước.
Câu 3: Qua bài Tia nắng bé nhỏ. Nhà của Na nằm ở đâu?
- A. Nằm trong một thung lũng.
B. Nằm trên một ngọn đồi.
- C. Nằm gần đường quốc lộ 6
- D. Nằm gần biển.
Câu 4: Qua bài Tia nắng bé nhỏ. Bà nội của Na thích cái gì ?
A. Nắng
- B. Mưa
- C. Tiền
- D. Sức khoẻ
Câu 5: Qua bài Tia nắng bé nhỏ. Câu nào sau đây nói đúng về Na trước thời điểm đi dạo chơi trên đồng cỏ?
- A. Na đã nghĩ ra cách làm thế nào để giúp bà nhìn thấy nắng.
- B. Na dùng một cái gương phản chiếu nắng vào cho bà nhìn.
- C. Na thỉnh thoảng nghĩ ra cách để có nắng nhưng lại hay quên.
D. Na chưa biết làm cách nào để đem nắng cho bà.
Câu 6: Qua bài Tia nắng bé nhỏ. Khi đang dạo chơi trên cánh đồng vào một buổi sáng nọ, Na đã nhận thấy điều gì?
A. Nắng sưởi ấm mái tóc mình và nhảy nhót trên vạt áo.
- B. Ánh nắng có thể đi vòng nếu ta dùng một cái ống đặc biệt.
- C. Bình minh đẹp biết bao.
- D. Hình như mình chưa yêu bà cho lắm.
Câu 7: Qua bài Tia nắng bé nhỏ. Na đã làm gì để mang nắng về cho bà?
- A. Na đã mang vợt ra chụp nắng rồi cho vào bao tải mang về.
B. Na đã bắt nắng trên vạt áo.
- C. Na đã dùng sức mạnh phép thuật chính nghĩa trong mình để hoá giải ma pháp.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Qua bài Tia nắng bé nhỏ. Khi Na mang nắng về đến phòng bà thì có chuyện gì xảy ra?
- A. Căn phòng bỗng chốc tràn ngập ánh nắng.
- B. Na vội vã quá nên đã ngã và làm ánh nắng bay đi hết.
- C. Bà đã không còn ở trong phòng mà đã được bố đưa ra ngoài vườn.
D. Na xổ vạt áo ra nhưng chẳng có tia nắng nào cả.
Câu 9: Qua bài Tia nắng bé nhỏ. Những vệt sáng lóng lánh đẹp mắt ở khu vườn trước nhà do đâu mà tạo thành?
- A. Do ánh trăng đi qua những tán lá
- B. Do công nghệ sinh học tạo nên
C. Do nắng xuyên qua những tán lá
- D. Do đá quý rải khắp vườn tạo nên
Câu 10: Qua bài Tia nắng bé nhỏ.Tại sao bà nội của Na khó thấy được nắng?
- A. Vì bà mắt kém.
- B. Vì bà dễ phát bệnh khi nhìn thấy nắng.
C. Vì phòng của bà không ở phía có nắng mà bà lại già yếu, khó đi lại.
- D. Tất cả các đáp án trên.’
Câu 11: Tác giả của bài Trò chuyện cùng mẹ là ai?
- A. Xuân Quỳnh
- B. Tố Hữu
- C. Nam Cao
D.Diệu Thủy
Câu 12: Qua bài Trò truyện cùng mẹ. Chi tiết nào cho thấy ba mẹ con rất thích thú kể chuyện ?
A. Ba mẹ con rúc rích mãi không chán
- B. Mẹ kể câu chuyện của mẹ rất nhiều
- C. Thư và Hân thích được kể chuyện vì được thức khuya
- D. Tất cả đáp án trên đều sai
Câu 13: Qua bài Trò truyện cùng mẹ. Qua bài đọc trên em thấy được người mẹ là người như thế nào một cách đúng nhất ?
- A. Là người mẹ nói nhiều
- B. Là người mẹ thích được kể những thứ mình đã trải qua
- C. Là người mẹ chiều theo ý của con
D. Là người mẹ yêu thương con cái, luôn tâm sự, trò chuyện cùng các con sau một ngày dài
Câu 14: Qua bài Trò truyện cùng mẹ. Qua bài đọc trên em thấy được bạn nhỏ trong bài là những đứa trẻ như nào?
- A. Rất hư, đến giờ đi ngủ rồi không chịu đi ngủ
- B. Rất hay tò mò
C. Rất thích được chia sẻ, trò truyện và tâm sự cùng người mẹ của mình
- D. Ngoan ngoãn, đến giờ là leo lên giường đi ngủ
Câu 15: Qua bài Trò truyện cùng mẹ. Thỉnh thoảng người mẹ đã làm gì để các con cười nắc nẻ?
- A. Kể câu chuyện hài
- B. Cho con xem những bộ phim hài
C.Người mẹ pha trò cho các con
- D. Tất cả phương án trên đều sai
Câu 16: Qua bài Trò truyện cùng mẹ. Cảm nhận đúng nhất về câu chuyện trên ?
- A. Một gia đình hài hước
B. Một gia đình mang đầy tình yêu thương của người mẹ dành cho con
- C. Một ngôi nhà thích kể chuyện và đọc sách
- D. Tất cả phương án trên đều đúng
Câu 17: Qua bài Trò truyện cùng mẹ. Việc tâm sự, trò chuyện với nhau trong gia đình như vậy có tác động như thế nào đến với tình cảm của mẹ con?
- A. Tình cảm mẹ con đi xuống vì mẹ đã rất mệt vẫn phải thức cùng các con
B. Giúp mẹ con gắn kết hơn trong cuộc sống, hiểu nhau được nhiều hơn
- C. Thư được kể chuyện và được Hân yêu nhiều hơn
- D. Kể chuyện, đọc sách là chuyện bình thường không giúp được gì cho tình cảm
Câu 18: Bài đọc “Để cháu nắm tay ông” là của tác giả nào?
A. Dương Thuỵ
- B. Thuỵ Khê
- C. Dương Tiêu
- D. Di Li
Câu 19: Qua bài Để cháu nắm tay ông. Hè năm nay, Dương được đi du lịch ở đâu và cùng với ai?
- A. Ở Tiền Giang và cùng với cô, chú.
- B. Ở Hà Nội và cùng với anh chị em họ.
C. Ở Nha Trang và cùng với bố, mẹ, ông ngoại.
- D. Dương đi du lịch một mình ở thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 20: Qua bài Để cháu nắm tay ông. Điểm tham quan cuối cùng của gia đình Dương là ở đâu?
A. Tháp Bà Pô-na-ga.
- B. Văn miếu Quốc tử giám.
- C. Chùa Vĩnh Tràng
- D. Chợ Bến Thành.
Câu 21: Qua bài Để cháu nắm tay ông. Khi chạm vào các cột đá nhuốm màu thời gian, bàn tay ông thế nào?
- A. Bám thật chặt
B. Run run
- C. Không thể nắm vào được.
- D. Cảm giác được một luồng sinh khí chảy qua người.
Câu 22: Qua bài Để cháu nắm tay ông. Khi chạy đến dắt ông đi, Dương chợt thấy ông làm sao?
- A. Ông nhanh nhẹn và uyển chuyển.
B. Ông chậm chạp và ngơ ngác quá.
- C. Ông thông minh ra hẳn.
- D. Ông phải mất quá nhiều thời gian mới có thể nghĩ ngợi ra điều gì đó.
Câu 23: Qua bài Để cháu nắm tay ông. Trước khi đi du lịch, Dương nghĩ về ông như thế nào?
A. Rất nhanh nhẹn.
- B. Rất chậm chạp
- C. Ăn rất khoẻ
- D. Rất mạnh khoẻ
Câu 24: Qua bài Để cháu nắm tay ông. Đâu là những việc mà ông làm cho Dương ?
- A. Ông đưa đón Dương đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn.
- B. Ông hào hứng chơi trò cá ngựa cùng Dương.
- C. Ông giúp Dương làm những bài tập khó.
D. Cả A và B.
Câu 25: Qua bài Để cháu nắm tay ông. Câu nào đúng về ông và Dương trước khi đi du lịch?
- A. Ông luôn đánh, mắng khi Dương làm sai nhưng cũng chỉ vì tốt cho Dương.
B. Ông luôn là người dắt tay dẫn Dương đi, là người bảo vệ Dương.
- C. Ông tuy không phải ông ruột của Dương nhưng ông luôn yêu thương Dương hết mực.
- D. Ông là con thuyền đưa Dương đi đến mọi chân trời, góc bể.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối học kì I
Bình luận